Cung vết nứt bắt đầu từ mặt đê chạy xuống mái đê có chiều dài khoảng 12 m, khe nứt rộng 30 cm, đỉnh vết nứt sát mép đường nhựa mặt đê; trong đó có chỗ đã bị sụt lún, đe dọa nguy cơ sạt lở mái đê.
Trước hiện tượng trên, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo huyện Khoái Châu và Chi cục Đê điều cử người theo dõi chặt chẽ diễn biến; nếu vết nứt có biến động lớn phải kịp thời báo cáo tỉnh, đồng thời khẩn trương báo cáo Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão - Tổng cục Thủy lợi về khảo sát xác định nguyên nhân để có phương án xử lý kịp thời và đảm bảo an toàn cho tuyến đê.
Trước mắt, huyện Khoái Châu đã đưa một xe đất đến để khắc phục sự cố, tiến hành đắp con trạch ngăn nước từ trên mặt đê chảy xuống vết nứt, dùng vải bạt che phủ kín không để nước mưa ngấm vào vết nứt, làm biển báo không để các phương tiện xe trọng tải lớn đi gần khu vực vết nứt. Mặt khác, xây dựng kế hoạch cụ thể, sẵn sàng ứng phó khi có mưa lớn, đảm bảo an toàn cho đoạn đê bị nứt trong khi chờ xử lý.