Theo ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, mục tiêu buổi diễn tập là nâng cao nhận thức về phòng, chống cháy rừng, bảo đảm chủ động và hiệu quả trong việc chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện ứng cứu hỗ trợ chữa cháy rừng khi xảy ra chảy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương. Đồng thời, nâng cao khả năng sẵn sàng phối hợp tác chiến giữa lực lượng kiểm lâm với các lực lượng khác trong xử lý tình huống chảy rừng; cải tiến phương pháp dự báo nguy cơ cháy.
Bên cạnh đó, theo dõi phát hiện sớm cháy rừng và thông tin nhanh bằng ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng lực điều hành chỉ huy chữa cháy rừng khi có nhiều lực lượng phương tiện tham gia sẵn sàng ứng cứu chữa các vụ cháy rừng lớn có diễn biến phức tạp, vượt tầm kiểm soát của các địa phương trong toàn quốc.
Thông qua đợt diễn tập để, các đơn vị chức năng điều chỉnh bổ sung vào phương án, kế hoạch phòng chảy, chữa cháy rừng của Ban chỉ đạo; các vấn đề cần chỉ đạo điều hành trong phòng cháy chữa cháy rừng phù hợp với tình hình thực tế để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Ông Đỗ Quang Tùng cho hay, yêu cầu diễn tập đặt ra là thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ tình huống cháy rừng giả định trong kế hoạch tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng cập quốc gia phải phù hợp với thực tế cơ sở. Đồng thời, đảm bảo đúng với tình huống đề ra trong kịch bản diễn tập.
Quy mô diễn tập chữa cháy rừng trên diện tích 3ha rừng trồng keo 5 năm tuổi thuộc lô 12 khoảnh 10 tiểu khu 86 với trên 1.000 người tham gia gồm: các lực lượng tại chỗ: người dân địa phương, chủ rừng; lực lượng phối hợp là cán bộ, chiến sỹ các phòng, đơn vị liên quan, lực lượng dân quân tự vệ, quân đội...
Về phương tiện, trang thiết bị phục vụ đợt diễn tập gồm toàn bộ các loại phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng đáp ứng nhu cầu cho buổi diễn tập. Về hậu cần, kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành trên quan điểm tiết kiệm, hiệu quả. Kết quả triển khai tổ chức diễn tập đã được thực hiện theo các nội dung chương trình, kịch bản với các tình huống giả định.
Tại hiện trường vụ cháy rừng, dưới sự chỉ huy của trưởng Ban chỉ đạo diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng Trung ương tất cả các lực lượng được huy động đã kịp thời vào hiện trường tham gia chữa cháy rừng. Kết quả trong thời gian ngắn, đám cháy đã được khống chế và dập tắt hoàn toàn. Trong quá trình chữa cháy đảm bảo an toàn về mọi mặt; đặc biệt là các loại phương tiện, tài sản, con người được huy động tham gia chữa cháy rừng.
Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá, các lực lượng tham gia diễn tập đã triển khai các tình huống diễn tập theo đúng chương trình, kịch bản đảm bảo bám sát tình hình và điều kiện thực tế của địa phương; việc phối kết hợp giữa các lực lượng đảm bảo yêu cầu. Buổi diễn tập hôm nay là buổi thực hành, để đúc kết kinh nghiệm nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ huy phòng cháy, chữa cháy. Cùng đó, thực hiện phối hợp nhuần nhuyễn giữa giữa các lực lượng, từ đó xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để chủ động ứng phó khi có cháy rừng xảy ra, nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Các địa phương, đơn vị chú trọng trong quản lý, bảo vệ rừng; chủ động phòng chống chữa cháy rừng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh đảm bảo quản lý tốt rừng hiện có; thực hiện tốt cơ chế phối hợp khi tiến hành diễn tập, nhất là khi có cháy rừng xảy ra.
Ông Nguyễn Huy Nhuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình đánh giá, buổi diễn tập rất thành công. Để cuộc diễn tập diễn ra hiệu quả, an toàn, kế hoạch diễn tập cần sớm hơn để có sự phối kết hợp cũng như sự tham gia của các lực lượng liên quan. Hòa Bình có địa hình dốc, chia cắt mạnh lại có diện tích rừng lớn. Hàng năm, tỉnh đều có diễn tập từ cấp xã đến cấp tỉnh, có hướng dẫn cụ thể đến người dân các phương án phòng chống cháy rừng.