Đề phòng lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ 17 giờ đến 20 giờ ngày 2/10, các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Đồng Nai và Bình Dương tiếp tục có mưa với lượng phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Trung tâm cảnh báo, từ 20 giờ ngày 2/10 đến 2 giờ ngày 3/10, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ có nguy cơ xảy ra tại các huyện thuộc tỉnh các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Đồng Nai và Bình Dương.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ cao tại huyện: Ia Grai (Gia Lai); Sa Thầy, Tu Mơ Rông (Kon Tum); Ea Súp, Ea Hleo (Đắk Lắc); Krông Nô, Cư Jút, Đắk Glong (Đắk Nông); Đơn Dương (Lâm Đồng); Nhơn Trạch, Trảng Bom (Đồng Nai); Thuận An, Dĩ An (Bình Dương)

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ trung bình tại huyện: Krông Pa, Chư Sê, Chư Păk, Chư Pưh (Gia Lai); Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Kon Plông, Đăk Glei (Kon Tum); Krông A Na, Buôn Đôn, Krông Nang (Đắk Lắc); Đăk Song, Tuy Đức, Đăk Mil, Đăk R’Lấp, Gia Nghĩa (Đắk Nông); Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lạc Dương (Lâm Đồng); Trảng Boom ( Đồng Nai); Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo (Bình Dương). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

Theo các chuyên gia, hiện tượng trượt lở đất thường xảy ra nhiều ở các sườn đồi, núi dốc, đường giao thông, hệ thống đê đập, các bờ mỏ khai thác khoáng sản, các hố đào xây dựng công trình... Đây là loại hình tai biến thường có quy mô từ trung bình tới lớn, phạm vi phát triển rộng, diễn biến từ rất chậm (2- 5cm/năm) gây chủ quan cho con người, tới cực nhanh (lớn hơn 3m/s) làm cho con người không đối phó kịp. Đất, đá trượt lở từ vài chục vạn m3 tới 1 - 2 triệu m3, trườn đi xa tới 0,5 - 1 km, đủ lớn để chặn dòng sông suối, dòng nước, tạo nên lũ quét nghẽn dòng, đặc biệt nguy hiểm cho các cụm dân cư ở hạ du.

Người dân ở các khu vực chịu ảnh hưởng hoặc gần khu vực có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cần chủ động lên kế hoạch phòng tránh, khẩn trương di dời người, tài sản đến nơi an toàn.

Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mực nước tại hạ lưu sông Hồng đang lên chậm. Lúc 13 giờ ngày 2/10, mực nước tại tại Hà Nội là 4,04m (dưới báo động 1 là 5,46m).

Theo Công điện số 14/CĐ-TW vào 15 giờ ngày 2/10 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, hồ thủy điện Hòa Bình sẽ mở tiếp một cửa xả đáy vào hồi 16 giờ ngày 2/0. Mực nước hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội sẽ lên nhanh từ chiều 3/10.

Dự báo, đến 19 giờ ngày 3/10, mực nước sông Hồng tại Hà Nội có khả năng lên mức 5,10m (dưới báo động 1: 4,4m); đến 7 giờ ngày 4/10, mực nước sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên mức 5,30m (dưới báo động 1: 4,2m).

Tình hình mưa lũ thượng nguồn còn diễn biến phức tạp, cần chú ý theo dõi bản tin cảnh báo tiếp theo.

Thắng Trung (TTXVN)
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại Bắc Bộ
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 6 giờ tới (từ 8 giờ 30 đến 14 giờ 30) ngày 1/10, tại khu vực Tây Bắc và Đông Bắc thuộc vùng núi Bắc Bộ tiếp tục có mưa, mưa vừa, lượng mưa tích lũy phổ biến từ 15-30mm, có nơi mưa rất to - trên 100mm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN