Để gia đình không bạo hành người đồng tính

Hầu hết mọi người đều cho rằng bạo lực gia đình chỉ xảy ra với phụ nữ đã kết hôn. Nhưng hiện đang tồn tại một hình thức bạo lực khác: Bạo lực gia đình ở người đồng tính mà nguyên nhân gốc rễ chính là các định kiến về giới và xu hướng tình dục. Nguyên nhân là do thiếu kiến thức về giới và sự kỳ thị của xã hội đang khiến tình trạng bạo lực gia đình ở người đồng tính gia tăng, gây nên những hậu quả đau lòng.

Hậu quả của bạo hành

Theo các nghiên cứu gần đây của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) và một số trung tâm nghiên cứu về xã hội học, người đồng tính đang phải đối mặt với bạo lực ở tất cả các dạng như: Bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục. Những người đồng tính bị bạo lực từ nhiều người và nhóm người khác nhau, nhưng phổ biến nhất lại chính là từ những người thân như bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Hình thức gây bạo lực cũng rất đa dạng, từ chửi bới, lăng mạ, thậm chí tàn bạo hơn là đánh đập, cưỡng bức, dọa tự tử...

Trong một nghiên cứu của iSEE trên 3.000 người đồng tính nam ở Việt Nam, có 32,44% hoàn toàn bí mật, 34,81% gần như là bí mật, 24,96% bí mật với người này nhưng công khai với người khác, 5,31% gần như là công khai và chỉ có 2,49% là công khai hoàn toàn.

Một bà mẹ ở Vĩnh Phúc tâm sự: “Tôi đã thực sự sụp đổ khi nhìn thấy con gái tôi có cử chỉ yêu đương với một đứa con gái khác”. Ngay lập tức, một kế hoạch “kéo” con trở lại làm phụ nữ được bà và gia đình áp dụng triệt để. Bà “lên lớp” con bất kể ngày hay đêm. Điệp khúc “Con là con gái, con phải lấy chồng” được nhắc ra rả. Thấy thuyết phục không hiệu quả, bà liền dùng biện pháp mạnh hơn: Ngăn cản không cho hai đứa gặp nhau, tịch thu điện thoại, cử người theo dõi mỗi khi con ra khỏi nhà. Sau khi áp dụng mọi biện pháp mà không được như mong muốn, bà quyết định đưa con đi chữa trị tại bệnh viện tâm thần.

Một cuộc tọa đàm nhằm giảm kỳ thị ở những người đồng giới.



Sau nhiều năm giấu giếm trong đau khổ, một đồng tính nữ đã quyết định công khai bản thân với gia đình. “Mẹ em gần như chết đi sống lại và cứ đòi

Hãy hiểu cho con!

“Đồng tính hoàn toàn không phải là lựa chọn đối với chúng tôi, không ai trong giới chúng tôi muốn như vậy. Nếu là lựa chọn, tôi ước sao được là người bình thường– dù là đàn ông hay phụ nữ”. (Trích “Bóng”, tự truyện của một người đồng tính).

Phan Tùng V., 24 tuổi (Hà Nội), ưa nhìn, lịch sự và phong cách thật nhẹ nhàng. Hết sức cởi mở, V. chia sẻ: “15 tuổi, khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, em bắt đầu thấy mình hơi khác một chút so với các bạn cùng trang lứa. Em lờ mờ nhận ra sự bất bình thường về bản thân khi không muốn tìm hiểu các bạn nữ mà chỉ để ý đến các bạn nam.

Mới đầu, em rất hoang mang và lo sợ. Suốt một thời gian khoảng 2-3 năm, em luôn tự dằn vặt không biết tại sao mình lại là người như thế. Đôi khi giữa đám đông, chỉ cần nghe đến những từ ám chỉ về người đồng tính như gay, pêđê là em lại giật mình, lặng lẽ lỉnh ra một góc rồi trốn mất. Nhiều lần như thế, từ lúc nào em trở nên trầm tính, thu mình lại và ngại những chỗ đông người.

Chỉ cho đến khi tiếp xúc với những thông tin qua mạng Internet, qua những diễn đàn dành cho giới và gặp gỡ những bạn đồng giới, em mới hiểu rõ về mình, dần chấp nhận và bây giờ thì hài lòng về bản thân. Em nhận ra rằng có nhiều người giống em, em không cô đơn”.

Tốt nghiệp ĐH Công nghiệp khoa Công nghệ thông tin, V. hiện làm công việc tự do, tham gia các dự án cộng đồng dành cho giới như phòng chống HIV, đồng chủ tọa cho nhóm công tác MSM (quan hệ đồng tính nam) quốc gia, chuyên về nâng cao năng lực, vận động chính sách và các hoạt động hỗ trợ cho nhóm công tác cấp tỉnh liên quan đến nam quan hệ tình dục đồng giới và HIV.

Còn Nguyễn Thu H., 25 tuổi (TP Vinh), lại không đủ can đảm để sống đúng là mình. Thông minh, tài năng, H. được bố mẹ yêu thương, chăm sóc và đặt rất nhiều kỳ vọng vào cô con gái duy nhất. Năm 16 tuổi, H. kinh ngạc khi thấy mình bị thu hút bởi phụ nữ. Cô lập tức chối bỏ cảm xúc đồng giới, phủ nhận bản thân và đặt ra cho mình một “nhiệm vụ” phải quen, phải yêu một người đàn ông. Nhưng dù đã rất nỗ lực cô vẫn không thể hoàn thành được “nhiệm vụ” ấy.

“Em buộc phải dối trá về giới tính của mình và cảm thấy nặng nề kinh khủng, hàng ngày nó xoáy vào tâm hồn em. Em biết rõ mình đồng tính nhưng không thể chia sẻ cùng ai. Bố mẹ em luôn mơ ước rồi sẽ có ngày em lấy chồng và sinh con. Hình ảnh về “người chồng sau này” của em luôn được bố mẹ em vẽ ra thật hoàn hảo. Thật tàn nhẫn nếu bắt bố mẹ em đối diện với sự thật này”. Luôn là niềm tự hào của bố mẹ, H. đã chọn cách giấu kín sự thật trong nhiều năm, đồng nghĩa với việc cô phải “đeo” một khối đá khổng lồ ngày ngày đè nặng lên tâm hồn mình.

nhảy xuống hồ tự tử. Bố mẹ dẫn em ra hồ, bắt em phải lựa chọn, một là sẽ cắt đứt quan hệ với bố mẹ, coi như không có gia đình, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm, hai là phải trở về thành một đứa con gái bình thường và phải yêu con trai”.

Bà Hoàng Tú Anh, Giám đốc CCHIP bức xúc kể lại: “Tôi không thể tin được có những ông bố, bà mẹ lại phản ứng tiêu cực đến thế. Thậm chí có gia đình còn xích con vào chân cầu thang, sát nhà vệ sinh tận 19 ngày, ăn ngủ tại chỗ, không tắm rửa. Cái xích vừa đủ dài để cô bé có thể đi vệ sinh mà không phải cởi trói. Đó không phải là cách đối xử với một con người”.

Cho rằng con bị bệnh về tâm sinh lý, một số cha mẹ đã ép con kết hôn để con “trở lại bình thường” mà không biết rằng “việc làm tốt” của họ đã khiến con họ rơi vào thảm cảnh triền miên. Xin trích nhật ký của một đồng tính nữ (Hà Nội) sau khi bị cha mẹ ép lấy chồng: “Sống với chồng là cả một chuỗi cực hình. Chưa bao giờ mình thấy cuộc đời mình rơi vào một chuỗi tận cùng như thế. Sợ hãi và cùng cực. Chồng mình thì rất quan tâm và chiều chuộng thành ra mình lại càng sợ hãi. Giá như anh ấy cứ lạnh nhạt, thờ ơ thì mình còn cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Đằng này, mỗi khi màn đêm phủ kín thì nỗi sợ hãi lại càng tăng lên”.

Bị bố mẹ giam lỏng vì yêu người đồng giới (ảnh minh họa).


Kinh khủng hơn, có những bậc cha mẹ còn sắp xếp để con mình bị cưỡng bức. Cô gái - nạn nhân – sau đó đã trở nên điên loạn với cái thai không mong muốn.

Lý do của cha mẹ

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, những hình thức đối xử bạo lực của gia đình với người đồng tính không những không mang lại hiệu quả như mong muốn, mà còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng về thể chất, tinh thần đối với họ. Họ mất đi cơ hội được yêu, mất đi người yêu, thậm chí bị đẩy ra đường, sống không gia đình, quan hệ tình dục không an toàn. Nhiều người trong số họ bị mất niềm tin vào cuộc sống và bị dồn vào ngõ cụt, có người đã tìm đến cái chết.

“Mẹ tôi không nói gì hết, lặng người, rồi đi thẳng một mạch vào nhà và cầm cây trên tay lao vào đánh tôi. Tôi nhớ lần đó mẹ còn kêu chị lấy nước mắm xát vào những chỗ chảy máu trên tay tôi để cho đau mà “chừa” cái tội học thói đua đòi làm con gái. Tôi khóc nhiều lắm và mẹ cũng thế, mẹ than trách bản thân biết vậy hồi đó sao không đẻ ra trứng gà, trứng vịt để có tiền mà xài còn hơn đẻ ra con người như tôi, trai không ra trai, gái chẳng phải gái”.
(Nam, 31 tuổi, TP.HCM).

Xấu hổ là lý do đầu tiên mà hầu hết các bậc phụ huynh biện hộ cho cách hành xử của mình. Nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) chỉ ra rằng, có đến 77% người Việt Nam được hỏi nói rằng họ sẽ rất thất vọng nếu con họ là người đồng tính. Khoảng 50% - 65% các bậc phụ huynh có phản ứng tiêu cực, 18% có lời lẽ đe dọa, cắt tài chính, 11% có hành vi bạo lực đánh đập... Về điều này, ông Lê Quang Bình, Viện trưởng iSEE phân tích: “Phản ứng của cha mẹ và gia đình người đồng tính rất đa dạng và thường đi qua nhiều giai đoạn như sốc, đàm phán giải quyết, dần dần chấp nhận, hòa nhập và gắn kết gia đình. Họ cảm thấy mất ước mơ về tương lai dành cho con. Ước mơ con mình sẽ trở thành bác sĩ, doanh nhân, sẽ lập gia đình, sẽ có cuộc sống bình thường như những người khác lập tức sụp đổ. Ngoài ra, họ lo con mình sẽ bị cô độc và phải đối mặt với sự kỳ thị của xã hội, của những người xung quanh. Thậm chí họ còn lo gia đình bị cộng đồng ruồng bỏ, xa lánh”.

Ông Bình cho biết thêm: Những cảm xúc của các bậc làm cha mẹ khi phát hiện con cái mình “có vấn đề” về giới tính thường là kinh ngạc, chối bỏ, thất vọng, tức giận, hoảng sợ, mất mát. Ban đầu, các bậc phụ huynh thường đổ lỗi cho những nhân tố bên ngoài như: Con mình bị lôi kéo, dụ dỗ, hoặc bị lây nhiễm, a dua với những đứa “chẳng ra gì”. Họ còn cho rằng sự “biến thái” đó chỉ xảy ra lúc con còn ít tuổi, khi tâm lý chưa được định hình rõ rệt nên chỉ cần điều chỉnh là được. Họ lập tức can thiệp, chọn lọc và săm soi các mối quan hệ bạn bè của con, nhất là những người bạn đồng giới. Xa hơn nữa, họ còn cấm con thể hiện bản thân hoặc kể chuyện với bất kỳ ai. Và cuối cùng, họ bí mật đưa con đi tư vấn tâm lý hoặc chữa trị.

Nguyễn Cúc

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN