86% lao động ngành dệt may, da giày có nguy cơ mất việc

Đó là thông tin tại buổi đối thoại “Việt Nam cần làm gì để đáp ứng được thay đổi về công nghệ và nhu cầu kỹ năng lao động” do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức vào ngày 13/12 tại Hà Nội.

Quang cảnh buổi đối thoại

Theo nghiên cứu mới của ILO “ASEAN trong giai đoạn chuyển đổi – Công nghê đang thay đổi việc làm và doanh nghiệp như thế nào”, 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc cao do tự động hóa. Trong khi đó, ba phần tư lao động làm công ăn lương trong ngành sản phẩm điện – điện tử có thể sẽ bị thay thế bởi robot.


Đây là những ngành xuất khẩu chính của Việt Nam, chiếm gần 40% tổng số việc làm trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, ngành dệt may, da giày có đặc điểm chủ yếu là thâm dụng lao động và kỹ năng tay nghề thấp.


Theo bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ đang đặt ra những thách thức ngày càng to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Lực lượng lao động Việt Nam sẽ tăng từ 55,5 triệu người năm 2016 lên 62 triệu năm 2025. 


Để đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động, hàng năm nền kinh tế cần tạo thêm khoảng 650.000 chỗ làm việc và chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn là một hướng để tăng năng suất lao động. Hai ngành sản xuất chủ đạo và đang tăng trưởng của Việt Nam – ngành dệt may, da giày và ngành chế tạo các sản phẩm điện – điện tử bị tác động của cuộc cách mạng công nghệ.


Để giảm tác động của việc xa thải lao động, ILO khuyến cáo: Việt Nam nên cải thiện các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động thông quasự phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo để hiện đại hóa hệ thống phát triển kỹ năng nghề nhằm đón đầu những xu hướng đang thay đổi tại nơi làm việc và những đổi mới công nghệ.


XC
Vốn chính sách tạo nhiều việc làm ở vùng ven biển
Vốn chính sách tạo nhiều việc làm ở vùng ven biển

Ông Nguyễn Đức Đồng, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Quảng Trị cho biết: Đối với 16 xã ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường, NHCSXH đã nhanh chóng bố trí nhân lực và nguồn vốn để giải ngân 72,3 tỷ cho trên 1.800 hộ vay vốn để đầu tư sản xuất, chuyển đổi sinh kế, tạo thêm việc làm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN