Xem uy lực của ‘sát thủ trên biển’ BrahMos

Với vận tốc siêu thanh, sức công phá hủy diệt, khả năng giấu mình khi di chuyển và có thể qua mặt nhiều lớp phòng thủ của các loại tàu chiến hiện đại, tên lửa hành trình BrahMos quả xứng đáng là một "sát thủ trên biển".

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.

Từ thập niên 1990, tên lửa BrahMos được phát triển theo dự án hợp tác chung giữa Nga và Ấn Độ dựa trên nền tảng loại tên lửa hành trình P-800 Oniks nhằm giúp Ấn Độ có thể sở hữu một phiên bản tên lửa hành trình riêng. Tên gọi của loại tên lửa này là sự kết hợp chung giữa tên sông Brahmaputra của Ấn Độ và sông Moskva của Nga. 

Các tên lửa hành trình được thiết kế để bắn hạ các mục tiêu ở xa nhằm tránh sự trả đũa của đối phương do khó có thể phát hiện được vị trí đặt bệ phóng. Loại tên lửa hành trình tiên tiến thường được biết tới là Tomahawk do Mỹ phát triển. Có thể bắn được từ tàu chiến và tàu sân bay, loại tên lửa nặng 1,3 tấn này có tầm bắn xa hàng nghìn km (phụ thuộc vào phiên bản) với vận tốc 800 km/h, xấp xỉ bằng vận tốc của các loại máy bay dân dụng phổ biến, trước khi lao vào mục tiêu. 

Xem video Hải quân Ấn Độ thử nghiệm tên lửa BrahMos:



Trước đây, động cơ phản lực thường được sử dụng để duy trì vận tốc cao cho tên lửa khi cần bay khoảng cách dài. Một động cơ phản lực được sử dụng để nén khí thay vì sử dụng máy nén khí nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, động cơ phản lực lại cần khởi động bởi một nguồn khác để tạo được luồng khí hút vào khoang nén ở giai đoạn đầu tiên. Do đó trong trường hợp của tên lửa BrahMos, một khối thuốc nổ sẽ giúp động cơ phản lực khởi động ở giai đoạn ban đầu. 

Tên lửa BrahMos đạt vận tốc 3.400 km/h, nhanh hơn "tiền nhiệm" P-800. Tên lửa này cũng nặng gấp đôi tên lửa Tomahawk, với khối lượng 2,7 tấn.

Với khối lượng nặng gấp đôi và vận tốc nhanh gấp 4 lần tên lửa Tomahawk giúp BrahMos tạo ra một động năng khổng lồ khi tấn công mục tiêu. Do đó, dù có đầu đạn nhỏ hơn Tomahawk nhưng BrahMos có sức công phá hủy diệt khi chạm mục tiêu. 

Quan trọng hơn nữa, tên lửa BrahMos có khả năng duy trì vận tốc siêu âm ngay cả khi bay sát mặt biển, vì vậy tên lửa này vô cùng khó bị phát hiện và bị ngăn chặn. Ngay trước khi lao vào mục tiêu, BrahMos thực hiện một cú lượn hình chữ S giúp loại tên lửa này rất khó bị hạ ở khoảng cách ngắn. 

Các tàu chiến hiện đại là mục tiêu của BrahMos chống trả bằng cách thực hiện phòng thủ nhiều lớp, bao gồm tên lửa tầm trung và tầm ngắn và hệ thống vũ khí tầm gần. Nhưng một vụ tấn công hiệu quả sẽ bao gồm việc bắn nhiều tên lửa BrahMos nhằm đánh bại các giải pháp phòng thủ.

Hoàng Trang/Báo Tin Tức
Nhật Bản diễn tập hệ thống cảnh báo tên lửa Triều Tiên
Nhật Bản diễn tập hệ thống cảnh báo tên lửa Triều Tiên

Chính phủ Nhật Bản ngày 17/8 tuyên bố sẽ tiến hành diễn tập hệ thống báo động khẩn cấp vào ngày 18/8 tại những khu vực nằm trong và xung quanh đường bay dự kiến của tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên gần đây đe dọa sẽ bắn tới Guam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN