So sánh siêu xe tăng T-14 Armata Nga và M-1 Abrams Mỹ

Trong khi Nga tiếp tục phát triển những phương tiện bọc thép và xe tăng mới thì Mỹ vẫn dựa vào những phiên bản phương tiện chiến đấu bọc thép nâng cấp thời Chiến tranh Lạnh.


Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối đe dọa tiềm tàng về lực lượng xe tăng Hồng quân tràn qua khu vực Fulda Gap (biên giới giữa Đông và Tây Đức) chỉ còn là dĩ vãng. Tuy nhiên Nga vẫn tiếp tục phát triển những phương tiện bọc thép và xe tăng mới. Gia đình xe chiến đấu bọc thép Armata là một bước đột phá so với các thiết kế trước đây của Liên Xô, vốn được phát triển dựa trên tiêu chí đơn giản, chi phí thấp nhưng chuyên dụng. Trên thực tế, Armata bao gồm nhiều biến thể khác nhau và sẽ không còn xuất hiện trong chương trình Hệ thống chiến đấu tương lai của Mỹ.

 

Xe tăng T-14 của Nga. Ảnh: N.I


T-14 Armata là một sự chuyển hướng hoàn toàn so với các xe tăng trước đây của Liên Xô và Nga, tất cả dựa trên những kinh nghiệm thu được trong chiến đấu với xe tăng Đức trong Thế chiến 2.


Các xe tăng của Liên Xô có kết cấu tương đối đơn giản, giáp cứng và được sản xuất đại trà với số lượng lớn. Xe tăng thời Liên Xô thường có hỏa lực áp đảo đối phương nhưng khả năng tồn tại của các kíp thủ lại ít được quan tâm. Tất cả các xe tăng của Nga, trong đó có cả xe tăng T-90, cũng theo triết lý thiết kế cơ bản này.


Tuy nhiên, T-14 là một thiết kế mới hoàn toàn, loại bỏ tất cả những gì được cho là thuộc về truyền thống của những phương tiên bọc thép. Thay vì được thiết kế tương đối đơn giản, T-14 được trang bị những tính năng hiện đại vốn chưa từng xuất hiện trên các xe tăng đang hoạt động trên thế giới. Bên cạnh đó, lần đầu tiên quân đội Nga dường như đã coi trọng khả năng tồn tại của các kíp thủ. Đó có lẽ là kết quả của việc Nga đẩy mạnh sự chuyên nghiệp hóa quân đội của họ và có thể là vì sự suy giảm về vấn đề nhân khẩu học của nước này.


Điều tạo nên sự khác biệt của T-14 so với các xe tăng đang hoạt động là nó có một tháp pháo tự động. Ưu điểm của nó là giúp cho khoang kíp thủ cách ly về mặt vật lý với khoang vũ khí, giúp họ có khả năng sống sót cao hơn trên chiến trường. Bên cạnh đó, T-14 còn được trang bị giáp thế hệ mới nhiều lớp cùng hệ thống phòng vệ chủ động Afghanit. Hệ thống phòng thủ chủ động này được cho là bao gồm các radar bước sóng milimet để phát hiện và đánh chặn những vũ khí đang bay đến ở xung quanh xe tăng. Xét một cách tổng thể, T-14 đã chú trọng hơn rất nhiều đến sự sống sót của các kíp thủ hơn những thiết kế xe tăng trước đây của Liên Xô và Nga.

 

Xe tăng M1A2 Arbrams của Mỹ. Ảnh: A.I.D


Trong khi tháp pháo tự động có thể tăng khả năng sống sót lên rất nhiều cho các kíp thủ, nó cũng có một số hạn chế. Kíp xe sẽ hoàn toàn phải dựa vào cảm nhận của họ đối với việc nhận thức tình huống và nhắm mục tiêu. Tuy rằng hạn chế này không phải là nhược điểm lớn, nhưng nó sẽ là vấn đề nếu như xe tăng bị tấn công và các hệ thống cảm biến hay thống điện tử của nó gặp trục trặc.


T-14 nếu so sánh với xe tăng M1A2 Arbrams hoặc phiên bản mới hơn M1A3 của Mỹ, nó vẫn là câu hỏi mở khi đánh giá loại nào tốt hơn. Abrams đã chứng minh là một xe tăng đáng tin cậy và nó vẫn tiếp tục được nâng cấp. Phiên bản mới nhất sắp trình làng M1A3 sẽ trở nên linh hoạt và nhẹ hơn. Mỹ cũng có kế hoạch thay thế súng nòng trơn M256 120mm bằng một phiên bản nhẹ hơn. Bên cạnh đó, M1A3 còn được trang bị đạn định hướng có thể đánh trúng mục tiêu ở cự ly 12 km.


Nhưng xe tăng mới T-14 của Nga cũng có tính năng bắn các tên lửa định hướng chống tăng thông qua khẩu pháo chính. Điều đó thực sự làm dấy lên câu hỏi ai sẽ phát hiện ra đối phương trước. Việc T-14 thể hiện như thế nào trên chiến trường phụ thuộc nhiều vào tiến bộ của Nga trong việc phát triển hệ thống cảm biến và mạng dữ liệu của xe tăng này. Xe tăng nào nhìn thấy mục tiêu trước sẽ chiến thắng.


Tóm lại, T-14 là một thiết kế mới, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề cần khắc phục. Bên cạnh đó, Nga có thể sản xuất xe tăng này với số lượng lớn hay không vẫn là một câu hỏi, nhất là khi nền kinh tế Nga đang gặp khủng hoảng do các biện pháp trừng phạt của phương Tây.


Công Thuận (Theo N.I)
Ba thiết kế xe tăng quái dị nhất trong lịch sử
Ba thiết kế xe tăng quái dị nhất trong lịch sử

Xe tăng là một loại vũ khí chủ lực trong tác chiến trên mặt đất. Quân đội các nước trên thế giới hiện đang triển khai nhiều loại xe tăng với những thiết kế đặc trưng cơ bản. Hầu hết chúng đều có một tháp pháo lớn và di chuyển bằng bánh xích. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN