Tổ hợp này được bố trí trên khung xe bọc thép BMD-4M và được trang bị hệ thống tên lửa Kornet-D1. Nhờ những đặc tính tiên tiến của tên lửa, Product 960 có thể phá hủy xe tăng địch ở cự ly tới 10 km và có khả năng xuyên thủng lớp bọc thép của các xe chiến đấu hiện đại như Abram M1 của Mỹ hay Leopard-2 của Đức.
Đặc biệt, Kornet-D1 có đi qua lớp giáp nổ phản ứng trước khi xuyên qua lớp bọc thép tiêu chuẩn dày tới 1,3 mét. Nhờ vậy, Product 960 có thể được sử dụng để chống tăng cũng như các xe bọc thép và các công sự kiên cố.
Một đặc điểm nữa của Kornet-D1 là được trang bị hệ thống “bắn và quên”, cho phép người bắn chuyển sang bắn các mục tiêu khác sau mỗi lần khai hỏa mà không cần phải tiếp tục dẫn đường hay điều khiển tên lửa đã bắn vì tên lửa sẽ tự bay đến mục tiêu đã định.
Theo chuyên gia quân sự Andrei Tarasenko, Kornet-D1 có hai hệ thống ngắm bắn độc lập nhau, vì thế có thể bắn hai mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, có thể bắn hai tên lửa trong vòng chưa tới 1 giây nhằm vào một mục tiêu, nghĩa là hệ thống Kornet-D1 có thể bắn 4 tên lửa trong mỗi giây. Điều này thực sự là một cú “đòn kép” đánh vào mỗi xe tăng được bọc thép dày khiến cho xe tăng địch không có cơ hội sống sót. Cỗ máy diệt xe tăng mới này có thể hoạt động cả ban ngày và ban đêm, trong nhiều điều kiện thời tiết.
Những xe Tigr này đã chứng tỏ hiệu quả tác chiến tại Syria, khi những phiến quân khủng bố bị bất ngờ vì tên lửa “không biết từ đâu bay tới”.
Tuy nhiên, một trong những điểm khác biệt giữa xe chiến đấu Tigr và hệ thống gắn trên xe BMD-4M là độ tin cậy của hệ thống mới cao hơn vì các bộ phận cấu thành được củng cố chắc chắn hơn.
Các chuyên gia nhận định, các xe chiến đấu tự hành của Nga một khi được gắn hệ thống tên lửa Kornet-D1 sẽ là “một mối đe dọa thật sự đối với các đơn vị thiết giáp của NATO”.
Gần đây, tờ National Interest của Mỹ đã dẫn đánh giá của chuyên gia quân sự Charlie Gao cảnh báo: “Hình như nước Nga đã vượt trên cả thế giới trong lĩnh vực các đầu đạn nhiệt áp và đầu đạn mảnh được gắn trên các tên lửa chống tăng có điều khiển. Gần như tất cả tên lửa của quân đội Nga đều được cải tiến với những đầu đạn này”.
Charlie Gao đánh giá cao tính năng của tên lửa Kornet vì sức công phá mạnh, tầm bắn xa, được điều khiển chính xác, tính cơ động cao và dễ triển khai khiến cho đối phương khó tiếp cận được những vùng chiến lược cần được bảo vệ.