Sức nổ từ một quả bom hạt nhân ở giữa đại dương không thể tạo ra sóng thần. |
Tên lửa hạt nhân “chuột chũi” là loại tên lửa tự đào sâu xuống dưới đất và nằm in cho đến khi nào nhận lệnh kích nổ. Trả lời tờ Business Insider, chuyên gia vật lý vũ khí hạt nhân Greg Spriggs tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore cho biết: “Đó là một hành động lãng phí vũ khí hạt nhân một cách ngu ngốc”.
Việc cho nổ một loại vũ khí hạt nhân dưới bề mặt đại dương có thể gây ra hậu quả lớn. Theo như những báo cáo ghi lại các vụ thử vũ khí hạt nhân dưới nước của Mỹ trong những năm 1940, 1950 bao gồm vụ "Crossroads Baker" và "Hardtack I Wahoo". “Những quả cầu lửa đó” có sức mạnh ngang bằng quả bom dội xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) vào tháng 8/1945. Chúng khiến đáy biển nổ tung, tạo nên những cột nước cao hơn 1,6 km. Một số tàu chiến đỗ ở vị trí gần vụ nổ bỗng “bốc hơi”. Các con tàu khác thì bị đánh chìm. Một số khác thì bị hư hại ở thân tàu, bị hỏng động cơ. Vụ nổ khiến các con sóng gần bờ cao gấp đôi, khiến khu vực các đảo bị lũ lụt nghiêm trọng.
Tuy nhiên, theo ông Spriggs, thậm chí khi kích nổ những trái bom hạt nhân mạnh nhất cũng không thể tạo ra sóng thần. “Năng lượng trong một vũ nổ vũ khí hạt nhân chỉ là một giọt nước trong xô nước khi so với năng lượng của một đợt sóng thần tự nhiên”, chuyên gia nhận xét.
Cụ thể, trận động đất và sóng thần Tohoku năm 2011 giết chết hơn 15.000 người tại Nhật Bản giải phóng 9.320.000 megatons năng lượng TNT. Sức nổ đó gấp hàng trăm triệu lần so với quả bom dội xuống Hiroshima, và gấp 163.000 lần so với vụ thử bom "Tsar Bomba" của Liên Xô năm 1961.
Không chỉ có vậy, so sánh hiệu quả dùng vũ khí hạt nhân để tạo ra sóng thần với việc dùng loại vũ khí đó trên mặt đất, có thể thấy không hữu dụng mấy.
Chuyên gia Spriggs tiếp tục giải thích: “Nếu như họ thả một quả bom 10 megaton trực tiếp xuống một thành phố, họ có thể giết chết hàng triệu người, trong khi một đợt sóng thần do loại vũ khí đó tạo ra, chỉ có thể làm nhiều nhất một vài nghìn người thiệt mạng trong phạm vi một vài kilomet bờ biển".
Thông tin về việc Nga cho nổ vũ khí hạt nhân để tạo ra sóng thần được một loạt báo lá cải Anh đăng tải bắt nguồn từ mẩu tin bình luận của Viktor Baranetz - cựu phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga đăng trên tờ Komsomolskaya Pravda – một tờ lá cải của Nga – xuất bản vào 28/2. Lúc đó, ông Viktor Baranetz viết bình luận phản ứng trước mong muốn của Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn tăng chi tiêu quốc phòng Mỹ thêm 54 triệu USD.
Theo bản dịch của Viện Nghiên cứu Truyền thông Trung Đông ngày 8/3, bài viết của Baranetz ám chỉ Nga đã “tìm ra cách ứng phó bất đối xứng” để đối đầu với sức mạnh quân sự của Mỹ.
“Đầu đạn hạt nhân có thể điều chỉnh quỹ đạo và độ cao khiến cho không một máy tính nào có thể tính toán đường đi của nó. Hoặc, ví dụ, khi người Mỹ triển khai xe tăng, máy bay và lực lượng đặc nhiệm tới dọc biên giới nước Nga, thì chúng ta lẳng lặng ‘gieo mầm” ở gần bờ biển nước Mỹ với tên lửa hạt nhân ‘chuột chũi’.”
Sau khi nắm bắt được thông tin đó, đồng loạt một số báo của Anhh như the Daily Star, Daily Mail, Telegraph, và The Sun đều đăng ông Baranetz tuyên bố tên lửa Nga sẽ tạo ra sóng thần tấn công các mục tiêu bên bờ biển nước Mỹ.