Máy bay F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ năm 2014. Ảnh: Reuters |
Hiện nay, Mỹ có nhiều tàu sân bay hơn bất kỳ quốc gia nào khác - phụ thuộc vào việc bạn định nghĩa thế nào là "tàu sân bay" - với 10 siêu tàu sân bay có sức chứa ít nhất 60 máy bay.
Quốc hội Mỹ đã cho phép duy trì 11 tàu sân bay hoạt động, nhưng việc phát triển một chiếc tàu sân bay lớp mới đã bị chậm tiến độ.
Nga, một cường quốc hải quân với các phi đội tàu ngầm cỡ lớn và nhiều tàu chiến khác, có một tàu sân bay từ thời Liên Xô, chạy bằng năng lượng diesel, đồng thời hiếm khi hoạt động trên biển trong thời gian hơn sáu tháng trước khi quay trở về để sửa chữa và bảo dưỡng thường mất nhiều thời gian hơn so với việc triển khai.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gần đây đã đi vào hoạt động. Đó là một mô hình của Liên Xô đã được tân trang lại. Một tàu sân bay thứ hai hiện đang được phát triển.
Các quốc gia khác có khả năng triển khai tàu sân bay trên biển là là Ấn Độ, Italy và Pháp. Vương quốc Anh hiện nay không thể cho phép các chiến đấu cơ cất cánh từ tàu sân bay duy nhất của mình vì họ đã "cho về hưu" máy bay phản lực lên thẳng Harrier, thường được gọi với tên "Jump Jet" (các máy bay phản lực quân sự V/STOL có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng/trên đường băng ngắn - V/STOL - theo hướng lực đẩy thẳng đứng) từ năm 2010 để tiết kiệm tiền.
Chính phủ Mỹ cho rằng những tàu sân bay đóng vai trò then chốt trong chiến lược quân sự chung của một quốc gia. Chúng giúp cho Mỹ dễ dàng triển khai sức mạnh trong thời gian ngắn ở gần như bất cứ nơi nào trên thế giới.
Nhưng sẽ như thế nào nếu như những tàu sân bay trị giá nhiều tỷ USD này có thể dễ dàng bị đánh bại một quả tên lửa có chi phí chỉ vài triệu USD? Nó có thể sẽ khiến cho các tàu sân bay có nguy cơ "tuyệt chủng".