Tên lửa phóng đi từ sân bay vũ trụ Vostochy, Nga. |
Theo ông, sự phát triển các dự án siêu thanh có khả năng đem lại hiệu ứng tích cực lớn cho tất cả các ngành khoa học, đặc biệt là khí động học, các phương pháp thuật toán và chế tạo động cơ.
Ông Obnosov lưu ý hiện nay doanh nghiệp đang hợp tác nghiên cứu siêu thanh chặt chẽ với Viện Hàn lâm khoa học. Ngoài ra là một số dự án với Quỹ Các nghiên cứu tiềm năng thuộc Ủy ban Công nghiệp quân sự.
Trước đó, Washington Free Beaсon cho biết Quốc hội Mỹ đã thông qua sửa đổi luật về chi ngân sách cho quốc phòng để chương trình chống nguy cơ đe dọa ngày càng tăng của tên lửa siêu thanh.
Washington đã quyết định thực hiện bước này sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin Nga có kế hoạch thử nghiệm tên lửa siêu thanh.
Theo Washington Free Beaсon, trong tháng 4, Moskva đã thử nghiệm chiếc U-71 trên tên lửa đạn đạo UR-100N. Theo người đứng đầu Cơ quan Phòng thủ Tên lửa James Sayring, Mỹ dự định chi 23 triệu USD phát triển vũ khí laser được thiết kế để bảo vệ đất nước khỏi tên lửa siêu thanh. Tuy nhiên, như ông Sayring đã nói, thử nghiệm vũ khí mới sẽ diễn ra không sớm hơn năm 2021.