Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 10% trước năm 2030

Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) dự báo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại động lực kinh tế chủ yếu cho Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia trước năm 2030.

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Ảnh: Danh Lam - TTXVN

Theo báo cáo "Triển vọng Kinh tế toàn cầu" mới được WBG công bố, kinh tế Việt Nam sẽ được thúc đẩy mạnh nhất, gần 10%, mức cao nhất trong số 12 nước thành viên TPP nhờ các sản phẩm dệt may và ngành công nghiệp may mặc Việt Nam được tiếp cận một cách ưu đãi vào thị trường Mỹ và các thị trường chủ chốt khác.

Cũng theo WBG, nền kinh tế của Malaysia sẽ tăng 8% vì các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này sẽ được lợi thế hơn so với các đối thủ trong khu vực không có trong TPP như Thái Lan, Philippines và Indonesia. Trong khi đó, đến năm 2030, kinh tế Nhật Bản sẽ tăng thêm 2,7% nhờ TPP.

Hiệp định TPP với sự tham gia của Mỹ, Việt Nam, cùng 10 nước khác trong vành đai Thái Bình Dương, khi chính thức có hiệu lực, sẽ giúp xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa- dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước trong khối, chiếm tổng cộng 40% Tổng sản lượng thế giới. Chi tiết của thỏa thuận tự do thương mại trên đã được công bố hồi tháng 11/2015 sau gần 7 năm đàm phán.


Nhóm Ngân hàng Thế giới gồm 5 tổ chức tài chính thành viên, gồm Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) và Trung tâm giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư Quốc tế (ICSID).

TTXVN/Tin Tức
Tận dụng cơ hội từ TPP để chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM
Tận dụng cơ hội từ TPP để chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM

Với TPP vừa ký kết, GDP Việt Nam dự báo sẽ tăng thêm 35,7 tỷ USD vào năm 2025 và kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tăng gấp đôi so với hiện nay, vào năm 2020 sẽ đạt 50 tỷ USD.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN