Lễ hội nơi nữ giới được thoải mái dùng gậy đánh đấng mày râu

Trong lễ hội Lathmar Holi nhiều màu sắc tổ chức tại bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) ngày 11/3, phái yếu tại địa phương đã có khoảng thời gian đặc biệt để “ra tay” với nam giới.

Chú thích ảnh
Người tham gia Lathmar Holi. Ảnh: AFP

Kênh DW (Đức) cho biết lễ hội của đạo Hindu Lathmar Holi được tổ chức thường niên tại hai thành phố Barsana và Nandgaon ở bang Uttar Pradesh.

Lathmar Holi bắt nguồn từ truyền thuyết về vị thần Hindu Krishna tại Nandgaon đến Barsana để thăm nàng Radha yêu quý của ông. Krishna sau đó muốn phun bột màu vào Radha và những người bạn của nàng vào lễ hội ném bột màu Holi để trêu họ. Nhưng vị thần này đã bị Radha dùng gậy đuổi đi một cách tinh nghịch. Theo đó, hàng năm vào thời kỳ lễ hội Holi, đàn ông từ Nandagaon sẽ đến Barsana và che mình bằng khiên để phụ nữ địa phương dùng gậy đập (video dưới, nguồn: AP).

 

Chú thích ảnh
Nam giới tập trung tại đền Radha Rani ở Barsana, họ ngân nga những bài hát đôi khi mang tính khiêu khích khiến phái nữ không hài lòng và dùng gậy đánh vào khiến của họ. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Lễ hội này được cho mang mục đích về sức khỏe bởi bột màu được sử dụng trong sự kiện là dược liệu truyền thống có tên gula, thường dùng để chữa cảm lạnh và sốt. Người dân thường sử dụng gula trong giai đoạn thay đổi thời tiết vào mùa Xuân. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Tuy nhiên ngày nay, nhiều người tham gia lễ hội cho biết bột màu không còn được sử dụng từ gula mà nhiều nơi lại dùng màu tổng hợp, khiến họ dị ứng da và mắt. Ảnh: Reuters

 

Chú thích ảnh
Năm nay lễ hội Lathmar Holi được tổ chức vào ngày 11/3. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Đối với nhiều người theo đạo Hindu tại Ấn Độ, lễ hội ném bột màu Holi là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng nhất năm. Ảnh: AFP
Hà Linh/Báo Tin tức
Thêm một bí ẩn của ngôi đền thiêng Mexico thách thức giới khoa học
Thêm một bí ẩn của ngôi đền thiêng Mexico thách thức giới khoa học

Mới đây, các nhà khoa học Mexico lần đầu tiên phát hiện hóa thạch gần như hoàn chỉnh của một cá thể sao biển có tên khoa học là Nidorellia armada tại Templo Mayor - ngôi đền Aztec nổi tiếng thế giới ở thủ đô Mexico City.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN