Gần chục hộ dân huyện Ba Vì trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' vì sạt lở ven sông Hồng

Gần đây, nhiều khu vực ven bờ hữu sông Hồng, đoạn qua địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội), đã xuất hiện nhiều hố "tử thần" sụt lún bất thường. Người dân nơi đây luôn sống trong tình trạng nơm nớp bị cuốn trôi, vùi lấp bất cứ lúc nào.

Tại xã Thái Hòa (Ba Vì), nhiều năm qua, gia đình ông Nguyễn Văn Toán, cùng với 7 gia đình khác sống trong tình trạng bất an, lo âu, do bờ hữu sông Hồng không ổn định, tình trạng sạt lở đang diễn biến phức tạp. Mới đây, một phần bờ sông bị sạt chỉ còn cách khoảng sân trước nhà ông chừng 1,5 m. 

Chú thích ảnh
Gần 2 tuần vừa qua do ảnh hưởng của các trận mưa lớn, cũng như việc khai thác cát trái phép trên sông, khiến nền địa chất đê, bờ sông Hồng khu vực thôn Trung Hà (Thái Hòa, Ba Vì) bị suy yếu.
Chú thích ảnh
Những khe nứt rộng gần 50 cm xuất hiện, nguy cơ sạt lở tiếp tục xảy ra bất cứ lúc nào.
Chú thích ảnh
Toàn bộ khu đất gần 600 m2 của nhà anh Đỗ Quang Trung (thôn Hà Trung, xã Thái Hòa, Ba Vì, Hà Nội) bị cuốn trôi.
Chú thích ảnh
Căn nhà của anh sát mép khu vực sạt lở.
Chú thích ảnh
Cung sạt có chiều dài khoảng 120 m, ăn sâu vào bãi sông, tạo thành vách thẳng đứng cao gần 20 m. 
Chú thích ảnh
Lực lượng chức năng xã Thái Hòa lập chốt chặn, cảnh báo, phân công người trực 24/24 giờ tại khu vực sạt lở bờ hữu sông Hồng.
Chú thích ảnh
Ngoài yếu tố khách do quan mưa nhiều dòng chảy mạnh gây sạt lở, người dân cho biết lợi dụng yếu tố địa lý, địa bàn giáp ranh giữa TP Hà Nội và tỉnh Phú Thọ, tình trạng nhiều tàu hút cát cả ngày lẫn đêm dưới sông cũng là nguyên nhân dẫn tới sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông. 
Chú thích ảnh
Con đường duy nhất vào nhà ông Nguyễn Văn Toán nguy cơ bị biến mất do sạt lở.
Chú thích ảnh
Diện tích đất và cây cối trong vườn nhà bị cuốn trôi xuống sông chỉ sau một đêm.
Chú thích ảnh
"Sinh hoạt của chúng tôi bị đảo lộn, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Chưa tính đến việc bị mất đất đai, tình trạng này quá nguy hiểm", ông Toán chia sẻ.
Chú thích ảnh
Lãnh đạo UBND xã Thái Hòa, huyện Ba Vì cho biết: "Đã sơ tán toàn bộ hộ dân nằm trong khu vực sạt lở để đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Hiện tại, khu vực sạt lở đã niêm phong và đặt biển cảnh báo, tổ chức an ninh trực 24/24 giờ không cho người lạ vào khu vực".
Chú thích ảnh
Một vị trí khác cùng thôn Trung Hà bị sạt lở bờ sông nghiêm trọng, ăn sâu vào đất sản xuất của các hộ dân từ 3-5 m, nằm sát chân đê hữu Hồng.
Chú thích ảnh
Đường bê tông trên mặt đê bị vỡ nát, sụt lún do ảnh hưởng của vụ sạt lở bờ sông hữu Hồng.
Chú thích ảnh
Lực lượng công an xã Thái Hoà (huyện Ba Vì) thường xuyên tăng cường, thực hiện tuần tra kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ sạt lở dọc bờ sông Hồng.
Chú thích ảnh
Sạt lở tạo thành hàm ếch ăn sâu vào phía trong đê.
Chú thích ảnh
Lực lượng chức năng phải đóng cọc, căng biển cảnh báo đến người dân
Chú thích ảnh
Hiện nay, các vị trí sạt lở trên tiếp tục phát triển mạnh, nếu không được xử lý chống sạt lở sẽ đe dọa trực tiếp tới an toàn tuyến đê, cũng như tài sản và tính mạng người dân.
Lê Phú/Báo Tin Tức
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất tại Bắc Bộ, Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất tại Bắc Bộ, Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trong đêm 22/10, khu vực Tây Bắc Bộ có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 50mm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN