Quy hoạch tổng thể khu di tích thành Cổ Loa

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa (tỷ lệ 1/2000) với quy mô khoảng 860,4 ha. Mục tiêu của Quy hoạch nhằm bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa Khu di tích thành Cổ Loa, hướng tới xây dựng và tôn vinh Khu di tích thành Cổ Loa trở thành Công viên Lịch sử - Sinh thái - Nhân văn của Thủ đô Hà Nội.

Theo đó, phạm vi quy hoạch thuộc các khu vực liên quan đến Khu di tích thành Cổ Loa và phụ cận, trên địa bàn các xã Cổ Loa, Dục Tú, Việt Hùng, Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Khu di tích được quản lý theo 4 phân vùng: Phân vùng Lõi (khoảng 31,2 ha) bao gồm Thành Nội và khu Cánh cung phía Nam Thành Nội; Phân vùng Trung (khoảng 225,3 ha), từ thành Trung đến phân vùng lõi; Phân vùng Ngoại (khoảng 247,3 ha), từ hành thành Ngoại vào đến phân vùng Trung; Phân vùng Biên (khoảng 356,6 ha), từ ranh giới quy hoạch vào đến phân vùng Ngoại.

Hệ thống di sản vật thể có khoảng 60 hạng mục, được xác định thành 2 khu vực bảo vệ: Khu vực bảo vệ I là ranh giới trực tiếp chứa di sản vật thể, trùng với ranh giới khuôn viên di tích đơn lẻ, quần thể di tích hoặc khu chứa di chỉ khảo cổ học, đối với di tích thành hào sẽ dựa trên dấu vết thành hào, có chiều rộng biến thiên theo hiện trạng, rộng trung bình khoảng 90 - 120 m; Khu vực bảo vệ II được xác định từ ranh giới khu vực bảo vệ I, đối với di tích đơn lẻ, quần thể di tích hoặc khu chứa di chỉ khảo cổ học: rộng 25 m nếu tiếp goáp khu dân cư, rộng 50 m nếu tiếp giáp đất nông nghiệp, đối với di tích thành hào: rộng 50 m nếu tiếp giáp khu dân cư, rộng 100 m nếu tiếp giáp đất nông nghiệp. Các công trình kề cận với khu vực bảo vệ I và II được quy định giới hạn về khối tích và hình thức kiến trúc để làm nổi bật vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa của di tích.


P.L
Phát hiện một dạng thành lũy bên dưới thành Cổ Loa
Phát hiện một dạng thành lũy bên dưới thành Cổ Loa

Dạng thành lũy này hình thành sớm hơn thành Cổ Loa nằm bên dưới thành Trung thuộc văn hóa cư dân Đông Sơn. Có thể khẳng định thành Cổ Loa do vua An Dương Vương đắp đã kế thừa tòa thành có trước đó.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN