Niềm cảm hứng làm nên
Fast & Furious bắt đầu từ một phóng sự xoay quanh các Câu lạc bộ đua xe
trên đường phố vào ban đêm. Phần 1 “The Fast and The Furious” (2001) khai thác
sự hấp dẫn chủ đề này, với hành trình thâm nhập thế giới ngầm của cảnh sát
Brian O’Conner (Paul Walker thủ vai) và mối quan hệ thân thiết của anh với quái
xế Dominic Toretto (Vin Diesel thủ vai). Những chiếc siêu xe được độ riêng lao
nhanh trên đường phố, lượn qua các khúc cua và chinh phục mọi địa hình đã khiến
khán giả phấn khích tột độ.
Khi ra mắt những
phần tiếp theo, các nhà làm phim “Fast & Furious” vẫn giữ nguyên những yếu
tố hấp dẫn của một bộ phim hành động – đua xe, nhưng đồng thời cũng mở rộng bối
cảnh để đoàn xe Dominic Toretto đối mặt với nhiều thử thách hấp dẫn hơn. Không
chỉ còn là những tay đua ngầm, họ đã góp công đánh trùm ma túy, các thế lực xã
hội đen hay bảo vệ một con chip siêu hạng từ tay gã lính đánh thuê Owen Shaw
(Luke Evans thủ vai).
Và tới phần phim
thứ 7, đề tài nguyên bản nhất sẽ được đạo diễn James Wan và các diễn viên đưa
trở lại màn ảnh rộng: đua xe. Các nhân vật sẽ lại bắt đầu từ vạch xuất phát,
nhấn ga và lên đường thực hiện một phi vụ mới.
Các nhà sản xuất
củaFast & Furious 7 đã nói: “Xế khủng trong “Fast & Furious” cũng
quan trọng như những chú ngựa trong các bộ phim về cao bồi hay các thanh kiếm
của võ sĩ đạo. Chúng tôi luôn tuân thủ nguyên tắc đó”.
Và chiếc siêu xe
nổi bật nhất trong phần 7 này làW
Motors Lykan Hypersport, được sử dụng trong một cảnh quay quan trọng tại
Abu Dhabi. Lý do gì khiến Dominic Toretto cùng băng nhóm của mình phải đi nửa
vòng trái đất tới đây và tìm mọi cách đột nhập vào một căn hộ cao cấp trên tầng
80 để tìm kiếm chiếc siêu xe?
Có thể nói, W
Motors Lykan Hypersport đang là một trong số những chiếc xe có tốc độ nhanh
nhất thế giới. Giá trị của nó lên tới 3,5 triệu đô-la với phần nội thất cực kỳ
xa hoa, bao gồm các chi tiết được chế tác từ chất liệu vàng, kim cương và đá
sapphire. Mỗi năm, người ta chỉ sản xuất ra 7 chiếc Lykan Hypersport. Và những
người đứng đầu hãng xe không ngại ngần cho đoàn làm phim Fast & Furious 7
mượn một chiếc đề thực hiện những cảnh quay tham vọng.
Loạt phim Fast
& Furious qua mỗi phần lại được nâng cấp thêm một mức độ mới: Hành động
bùng nổ hơn, tình thế mạo hiểm hơn, nhịp phim căng thẳng hơn. Nhưng bên cạnh
đó, một điều thực sự được nâng lên một cấp độ cao hơn và khiến series Fast
& Furious khác biệt với các dòng phim hành động khác, đó là sự toàn vẹn và
sâu sắc về cảm xúc.
Trong phần 7 này, yếu
tố đó lại càng được đẩy lên cao bởi đây là phần phim cuối cùng có sự tham gia
của Paul Walker – cố diễn viên đã gắn bó với loạt phim này từ những ngày đầu
tiên. Có thể coi đây là một di sản đặc biệt quý giá, không chỉ với các nhà làm
phim mà còn đối với những khán giả đã gắn bó với loạt phim này suốt từ năm
2001. Đúng như nam diễn viên chính Vin Diesel đã chia sẻ: “Ý nghĩa về gia đình
trong tập phim này thật sự đã vượt qua phạm vi màn ảnh, và cả thế giới sẽ cảm
thấy mình là một phần trong gia đình”.
Không chỉ có dàn
diễn viên gắn bó với nhau trong suốt 14 năm qua, mà cả bối cảnh chung – ngôi
nhà của Dominic Toretto tại Los Angeles – cũng được giữ nguyên cho Fast &
Furious. Họ đã quay những cảnh sum họp đầu tiên tại đây, và cho đến khi thực
hiện phần 7, các diễn viên đã thực sự xúc động khi quay trở lại địa điểm đó.
Từng góc nhà, từng căn bếp đều gợi về một cảnh quay cũ, và khiến họ nhận ra
mình đã trưởng thành cùng nhau như thế nào qua Fast & Furious.
X.P