Nói về “Ngược mặt trời, nhà báo Lê Thanh Phong đã tóm lược: “Tác phẩm chứa đựng một nỗi ám ảnh ghê gớm, đó là chiến tranh. Nguyễn Một cùng nhân vật của anh đi ngược về cuộc chiến tranh đã lùi xa và khám phá những linh hồn quanh quẩn chưa đi. Lang thang trên những ngọn đồi, anh gặp những người lính của cả hai phía, họ không đánh nhau mà cùng dạo chơi, cùng uống rượu dưới những bụi chuối”
Song song với việc khắc họa cuộc chiến từ nhiều góc cạnh, với phong cách viết độc đáo, đào sâu khai thác thủ pháp huyền ảo, tác giả khéo léo cuốn tiểu thuyết mỏng những vấn đề lớn của dân tộc, của lịch sử, tôn giáo và trên hết là của kiếp nhân sinh vĩ đại nhọc nhằn. Tác giả vẫn trung thành với giọng văn duy mỹ, đậm chất suy tưởng; tuy vậy ko thiếu những kịch tính đậm chất tâm linh thể hiện sự quyết liệt và minh triết trong tư duy.
Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã nhận định: “Trong làng văn, có tác giả không bao giờ chịu cũ, không bao giờ chịu làm bảo tàng văn học cho mình. Quan niệm: nhà văn với tư cách là người sáng tạo nghệ thuật chẳng những phải khác với bạn nghề, không dễ đứng chung vào dàn đồng ca, tốp ca; mà còn phải mới lạ với chính mình… luôn là khát vọng bỏng cháy và lao động cầm bút khổ ải, nhọc nhằn. Nguyễn Một là một người văn như thế, không chịu đi lại con đường xưa để chính ông khỏi chai mòn gót chân, và tiểu thuyết “Ngược mặt trời” là một ví dụ.”
Ngược mặt trời đã được dịch sang tiếng Anh và xuất bản tại Mỹ.