Nàng Mona Lisa được kết luận là "lưỡng tính" sau khi được kiểm nghiệm bằng phương pháp chụp phản xạ hồng ngoại. |
Theo nhà điều tra hội họa người Italy ông Silvano Vincenti, bức chân dung nàng Mona Lisa nổi tiếng của họa sĩ tài ba Leonardo Da Vinci không chỉ bao gồm đường nét từ người vợ của thương nhân vùng Florentine mà còn có thể lấy nguyên mẫu từ người nam trợ lý thân thiết của ông.
Sau khi thực hiện các thử nghiệm bằng phương pháp chụp phản xạ hồng ngoại, Silvano - hiện đang là trưởng nhóm nghiên cứu Ủy ban Di tích Văn hóa Quốc gia - nhận định bức chân dung đang được treo tại
Bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp) là sự kết hợp “lưỡng tính” giữa nàng Lisa Gherardini – vợ của một thương nhân giàu có đến từ Toscany và Gian Giacomo Caprotti, được biết đến với nickname “Salai”.
Ông tuyên bố trán, mũi và nụ cười “nhếch mép” của Mona Lisa hoàn toàn giống với những đường nét trong các bức họa mà Leonardo dùng Salai làm mẫu, nổi bật là bức ảnh vẽ chân dung Thánh John the Baptist and Thánh Anne.
Trả lời phỏng vấn tờ Telegraph, Silvano khẳng định “Mona Lisa lưỡng tính – một nửa đàn ông, một nửa đàn bà. Bức họa dựa trên đường nét 2 người mẫu.
Người đầu tiên là bà Lisa Gherardini và người thứ hai là Salai - người tình tin đồn của Leonardo”. Caprotti đến nhà của Leonardo vào khoảng năm 1490, khi ông mới 10 tuổi. Là người trợ lí thân cận cho Leonardo trong suốt 20 năm, Caprotti có nickname là Salai, hay còn gọi là Chú quỷ nhỏ.
Tuy nhiên, những tuyên bố trên của Silvano đã vấp phải sự chỉ trích từ một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về Da Vinci.
Giáo sư Kemp - tác giả của cuốn sách “Mona Lisa: The People and the Painting” giải thích: “Những hình ảnh thu được từ phương pháp chụp phản xạ hồng ngoại chẳng thể nào chứng minh cho giả thuyết họa sĩ Da Vinci đã vẽ và kết hợp đường nét của Lisa Gherardini và Salai. Không có một ai có thể khẳng định hình dáng của Salai".
"Giorgio Vasari (một họa sĩ thời kỳ Phục Hưng) miêu tả Salai là một anh chàng đẹp trai với mái tóc xoăn, song những chi tiết đấy được coi là hình ảnh tiêu biểu của một chàng trai đẹp trong giai đoạn này. Các đặc điểm nhận dạng đó có sẵn trong tác phẩm của Da Vinci từ rất lâu trước khi Salai xuất hiện”' Giáo sư Kemp cho biết thêm.