Tăng cả về số lượng và chất lượng
Đánh giá về hoạt động xuất bản, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định: Những năm gần đây, hoạt động xuất bản đã có sự phát triển ổn định, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người đọc.
Hoạt động xuất bản thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Ảnh: TTXVN. |
Trung bình mỗi năm, đã
xuất bản được
khoảng 30
.000 cuốn với gần 400
triệu bản; mức độ hưởng thụ bình quân đạt khoảng 4 bản sách/người/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 15-20% về số bản sách, 8-10% về số đầu sách.
Chất lượng sách đã được cải tiến so với các năm trước đây, thể hiện qua việc các nhà xuất bản đã có định hướng rõ rệt trong việc lựa chọn đề tài cũng như kiểm soát chặt chẽ hơn về nội dung nên đã hạn chế được các loại sách kém chất lượng, xuất bản được nhiều cuốn sách có nội dung tốt, hình thức đẹp, được dư luận đánh giá cao.
Ngành Xuất bản Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trong khu vực Châu Á, hiện là thành viên của Hiệp hội Xuất bản ASEAN, Hiệp hội Xuất bản Châu Á - Thái Bình Dương và Tổ chức ISBN quốc tế.
Bộ trưởng nhấn mạnh: Với trách nhiệm được giao, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự tâm huyết, yêu nghề, cũng như trách nhiệm trước xã hội nên Hội Xuất bản Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của hoạt động xuất bản trong thời gian qua.
Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc: Tổ chức các Hội nghị giao ban, tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm; bồi dưỡng công tác nghiệp vụ cho hội viên; chủ động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xuất bản tới các hội viên, đặc biệt là Luật Xuất bản.
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương đề ra một số giải pháp và chính sách cụ thể thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất bản.
Ngoài việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật, Hội còn ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp hội viên Hội Xuất bản Việt Nam. Đây là bộ quy tắc có ý nghĩa thiết thực đối với vai trò, trách nhiệm của những người làm công tác xuất bản trước nghề nghiệp và xã hội, nhằm nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, nâng cao giá trị của văn hóa đọc.
Sau khi Quốc hội Khóa 13 quyết định dừng việc thi hành Bộ Luật Hình sự 2015 để tiếp tục lấy ý kiến chỉnh sửa hoàn thiện, Hội Xuất bản Việt Nam đã đề nghị các chi hội, hội viên trong cả nước khẩn trương tổ chức nghiên cứu, đóng góp ý kiến về những quy định trong Bộ Luật này đối với hoạt động xuất bản.
Hội cũng đã tổ chức các cuộc tọa đàm để lắng nghe ý kiến của các chi hội là các nhà xuất bản, các công ty phát hành sách, công ty kinh doanh sách về Bộ Luật Hình sự 2015 và đã có văn bản gửi đến các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ kiến nghị sửa đổi cơ bản Điều 225 và Điều 344 trong Bộ Luật này.
"Trước những chủ trương lớn của Chính phủ như thực hiện Ngày Sách Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam là một trong những đơn vị tham gia tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tôn vinh Ngày Sách Việt Nam và Ngày Sách và Bản quyền thế giới hằng năm.
Hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức đường sách, phố sách, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tạo không gian văn hóa lành mạnh, bổ ích cho cộng đồng. Đặc biệt, hàng năm, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức chấm và trao Giải thưởng Sách Việt Nam nhằm tôn vinh những cuốn sách hay, sách có giá trị và những người làm công tác xuất bản.
Đối với hoạt động hợp tác quốc tế, Hội Xuất bản Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động thường niên của Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á và Hiệp hội Xuất bản Châu Á - Thái Bình Dương,góp phần thúc đẩy hoạt động thông tin đối ngoại, đưa xuất bản phẩm Việt Nam đến với thế giới", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Có định hướng hoạt động cụ thể
Để tiếp tục phát huy vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam, đóng góp tích cực hơn nữa vào việc xây dựng và phát triển sự nghiệp xuất bản Việt Nam trong thời kỳ mới, Bộ trưởng Bộ TTTT nhấn mạnh: Hội Xuất bản Việt Nam cần đề ra những nhiệm vụ và nội dung hoạt động đúng chức năng và sát với đời sống của ngành Xuất bản, làm cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động của Hội.
Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương trong việc triển khai và hướng dẫn các nhà xuất bản, các công ty phát hành sách thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 42 và Thông báo kết luận số 19 của Ban Bí thư, Luật Xuất bản và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất với Chính phủ có những cơ chế, chính sách ưu đãi cho hoạt động xuất bản nhằm thúc đẩy hoạt động xuất bản phát triển.
Cùng với đó, khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Giải thưởng Sách Quốc gia, kế tiếp Giải thưởng Sách Việt Nam.Phối hợp tư vấn về cơ chế chính sách trong hoạt động xuất bản.Vận động các đơn vị trong ngành Xuất bản tại các địa phương thực hiện việc nâng cao văn hóa đọc, xây dựng những cơ sở phát hành, đường sách, phố sách… mở rộng các kênh thông tin giới thiệu sách đến nhiều đối tượng bạn đọc để sách và giá trị của sách có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.