Ngày 15/12, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã tổ chức khai mạc Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 24/2, Lễ hội Làm chay được khai mạc tại đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành (Long An), thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham dự.
Không gian Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22, năm 2024 tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đậm đặc sắc màu văn hóa các dân tộc. Dù thời tiết không thuận lợi, trời mưa và rét nhưng nhiều người yêu thơ đã đến tham quan, để giao lưu, gặp gỡ những người làm thơ, yêu thơ.
Ngày 24/2, tại Buôn Đung, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa), hàng trăm đồng bào dân tộc Ê Đê đã cùng tham dự Lễ hội cúng Bến nước Buôn Đung theo phong tục cổ truyền.
Đêm 24/2/2024, (14 tháng Giêng), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), diễn ra Lễ khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn năm 2024. Đây là một tập tục truyền thống được duy trì hằng năm để tưởng nhớ công đức của các vua Trần; đồng thời giáo dục thế hệ mai sau về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.
Tính tới 23/2, trang web và ứng dụng Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã phục hồi sau nhiều ngày “tê liệt” vì cơn sốt phim “Đào, phở và piano”. Tuy vậy, nhà phát hành chính của bộ phim “hút” khán giả hiện nay lại thông báo chỉ có thể mua vé xem phim “Đào, phở và piano” tại rạp.
Sáng 23/2 (tức 14 tháng Giêng), UBND huyện Ba Vì, Hà Nội, tổ chức khai mạc Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh Xuân Giáp Thìn và khai trương Du lịch huyện Ba Vì năm 2024 tại Di tích Lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Hạ, thuộc xã Minh Quang.
Hơn 10 năm qua, việc duy trì tổ chức Hội thi bánh chưng, bánh giầy tại Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc hằng năm là một trong những nỗ lực của tỉnh Hải Dương nhằm bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần làm nổi bật giá trị toàn cầu của Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Vào dịp Rằm Tháng Giêng hằng năm, tại thành phố Lào Cai, Lễ hội Ðền Thượng lại được tổ chức để người dân và du khách thập phương tới tham quan, dâng lễ. Riêng đối với nhân dân Lào Cai, Lễ hội là sự kiện được mong chờ, dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
Ngày Thơ Việt Nam là một hoạt động văn hóa lớn, được tổ chức thường niên vào Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng). Việc có một ngày hội tôn vinh thơ ở đất nước “Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”, yêu thi ca nhất nhì thế giới này là một sự độc đáo, riêng có.
Sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du xuân. Tết Nguyên tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng “ăn chơi” để bắt tay vào công việc của một năm mới.
Lễ hội đền Trần năm 2024 với chủ đề: “Hào khí Đông A - Tiếng vọng ngàn năm” khai mạc tối 22/2, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hội Lim (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh diễn ra trong 2 ngày 21 - 22/2 (tức 12 - 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn), thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương du Xuân, trảy hội, nghe Quan họ.
Lễ hội Tết Nguyên tiêu năm 2024 được tổ chức tại khu vực Chợ Lớn, Quận 5 lần đầu vào năm 1990. Đến nay, lễ hội đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Chiều 20/2 (tức ngày 11 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại sân Trung thiên và Đền chính đền Đông Cuông, tỉnh Yên Bái, nghi lễ dâng hương và Lễ cúng tiệc chiều truyền thống tại Lễ hội đền Đông Cuông Xuân Giáp Thìn năm 2024 được tổ chức trang trọng.
Chiều 20/2, bà Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh cho biết, Ngày thơ Việt Nam 2024 tại TP Hồ Chí Minh sẽ được diễn ra trong 2 ngày 23 - 24/2, với chủ đề “Thành phố này tôi đến tôi yêu”. Điểm mới của Ngày thơ Việt Nam là lần đầu tiên có không gian dành cho thiếu nhi.
Mừng Xuân mới, Nhà hát Kịch Việt Nam mở màn với vở hài kịch “Ả cave nhà hàng Maxim” - một kiệt tác của nhà viết kịch vĩ đại người Pháp thế kỷ XIX Georges Feydeau, được công diễn lần đầu tại Paris cách đây 125 năm. Vở diễn được dàn dựng lại với một hướng khai thác, tạo hình, dàn dựng rất mới nhằm mang đến cho công chúng những tiếng cười sảng khoái.
Ngày 19/2, Ủy ban nhân dân xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc lần thứ 8 - năm 2024.
Ngày 19/2, Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên Doãn Quốc Hoàn cho biết, sau 4 năm tạm dừng bởi dịch COVID-19, Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/2 - 2/3.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại Quảng trường ATK Định Hóa, UBND huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ hội Lồng tồng Xuân Giáp Thìn với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đây là lễ hội xuống đồng truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng của tỉnh Thái Nguyên mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), thành phố Uông Bí và Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức khai hội Xuân Yên Tử năm 2024.