Hai bên sẽ cùng xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động trên nhiều lĩnh vực, đánh giá thực trạng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh, đến phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số, đào tạo nhân lực chất lượng cao nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tổng thể và toàn diện trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, FPT sẽ lên kế hoạch tổ chức chương trình giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân của An Giang mở rộng mạng lưới bán hàng, chung tay đưa sản phẩm của An Giang ra toàn quốc; triển khai gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp tỉnh An Giang trong việc tư vấn chuyển đổi số và triển khai các ứng dụng chuyển đổi số. Hai bên cũng sẽ hợp tác đẩy mạnh phát triển các giải pháp thanh toán số cho các nền tảng dịch vụ công, dịch vụ công ích và thương mại; đồng thời phối hợp triển khai các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ trực tiếp người dân, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu trong Kế hoạch triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh An Giang cho biết, tỉnh mong nhận được sự hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy chuyển đổi số phù hợp với hiện trạng, điều kiện và đặc thù kinh tế - xã hội của địa phương.
UBND tỉnh An Giangvừa ban hành Kế hoạch 616/KH-UBND triển khai Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh An Giang.
Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 thực hiện đạt các mục tiêu, gồm: Lãnh đạo các cấp, ngành trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số để chỉ đạo thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Theo đó, 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số. 100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số và được đánh giá trực tuyến kết quả đào tạo qua Hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quốc gia.
Trong đó, tỉnh An Giang phấn đấu có 70% số người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.