Tăng cường giao thương, kết nối cung -cầu giữa Thủ đô và cả nước

Hội nghị “Giao thương, kết nối cung-cầu hàng hóa giữa Thành phố Hà Nội và các tỉnh/thành phố 2016” diễn ra chiều 1/12, tại Hà Nội. Hội nghị là một hoạt động trong khuôn khổ "Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2016"

Hội nghị do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Vụ Thị trường trong nước-Bộ Công Thương và Sở Công Thương Hà Nội tổ chức; với sự tham dự của đông đảo đại diện Ủy ban Nhân dân, Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến các tỉnh/thành phố trong cả nước; Hội, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng; các doanh nghiệp Hà Nội và các tỉnh...


Hội nghị được tổ chức nhằm tăng cường các hoạt động liên kết giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước; trao đổi, hợp tác tiêu thụ hàng hóa giữa các doanh nghiệp, thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường nước gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.  Qua đó, kết nối các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa các tỉnh, thành phố với hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm hỗ trợ các địa phương phát triển sản phẩm tiềm năng, đưa sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách rộng rãi và thuận lợi; đẩy mạnh liên kết trong đầu tư sản xuất, cung ứng và tiêu thụ hàng hóa, khai thác nguồn nguyên liệu, phát triển kinh doanh mở rộng thị trường.


Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Với tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”, trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các hoạt động hợp tác xúc tiến, kết nối giao thương với 13 tỉnh Tây Nam Bộ; Bắc Giang, Hải Dương; Sơn La, Bình Thuận, Lâm Đồng,… đã tạo ra nhiều cơ hội liên kết hợp tác kinh tế cũng như định hướng phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô khi đẩy mạnh khai thác nhiều thế mạnh của các địa phương, tiêu thụ thông qua hệ thống phân phối của mình và ngược lại. Việc kết nối giao thương còn mang lại nhiều lợi ích tích cực, thách thức tích cực cho chính cách doanh nghiệp Thủ đô.


Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, đến thời điểm này, thành phố Hà Nội đã tổ chức các chương trình liên kết vùng, giao thương kết nối cung cầu với trên 50 tỉnh, thành phố trên cả nước; riêng trong năm 2016 này, đã có trên 350 hợp đồng, biên bản thỏa thuận, ghi nhớ hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh, thành phố quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương vào các hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố, góp phần nâng cao giá trị hàng Việt trong thời kỳ hội nhập, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mà Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Ngoài ra, Hà Nội rất tích cực trong việc giúp các tỉnh, thành tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư tại Thủ đô; hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng, bao bì sản phẩm, tổ chức triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm; tăng cường liên kết, khai thác tiềm năng của các đặc sản Vùng miền để tiêu thụ trong nước, quảng bá du lịch và xuất khẩu.


Cũng theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, với ưu thế đặc biệt của Thủ đô cũng như sự phát triển nhanh chóng của Hà Nội trong thời gian qua, các địa phương đều nhận thấy được khả năng, cơ hội liên kết, hợp tác rất lớn với Hà Nội trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm địa phương. Ngược lại, những thế mạnh của các tỉnh, thành phố mở ra cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư, đồng thời bổ sung cho Hà Nội những sản phẩm cần thiết nhằm đáp ứng tốt hơn sự phát triển của Thủ đô.


"Hà Nội là thị trường tiêu thụ với sức mua lớn của cả nước, hạ tầng thương mại được đầu tư với quy mô lớn, mạng lưới phân phối phát triển đồng bộ, hiện đại hàng đầu cả nước với 21 trung tâm thương mại, 118 siêu thị, 454 chợ , trên 600 hệ thống cửa hàng tiện ích, trên 50 chuỗi kinh doanh các hàng nông sản, thực phẩm,... có khả năng tập trung, phát luồng hàng tới các vùng, miền trong cả nước và xuất khẩu. Hàng năm, Hà Nội đón trên 20 triểu lượt khách, trong đó trên 4 triệu lượt khách quốc tế. Về tiềm năng thị trường, hiện nay Hà Nội còn được đánh giá thị trường bán lẻ mới nổi, được bình chọn đứng thứ 13/19 thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới. 


Hà Nội lọt top 3 thành phố có thị trường bán lẻ sôi động nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ sau Bắc Kinh và Thượng Hải (theo kết quả đánh giá của Tập đoàn bất động sản thương mại CB Richard Ellis của Mỹ). Các doanh nghiệp của Hà Nội đã và đang chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả cạnh tranh trên thị trường, tìm kiếm và mở rộng các đối tác ký kết.


Hơn 200.000 doanh nghiệp của thành phố Hà Nội luôn ý thức việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại như FTA, AEC, TPP đã tạo ra một thị trường chung tự do lưu thông hàng hóa, cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa các doanh nghiệp trong nước nói chung, doanh nghiệp Hà Nội nói riêng phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên sân nhà. Trong đó, cần phải khắc phục và đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác trong việc tổ chức thị trường tiêu thụ, quảng bá, kết nối tiêu thụ, phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm", Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.


Theo báo cáo kết quả hợp tác, liên kết, kết nối cung cầu sản phẩm, hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước; trong năm 2016, Hà Nội đã tổ chức cho gần 400 lượt doanh nghiệp Hà Nội tham gia các hội nghị liên kết, kết nối  tiêu thụ sản phẩm của các DN, cơ sở sản xuất các tỉnh, thành phố. Các DN Hà Nội đã ký kết trên 350 biên bản ghi nhớ, hợp đồng kinh tế và khai thác đa dạng sản phẩm nông sản thực phẩm, thủy hải sản và các sản phẩm lợi thế từ DN các tỉnh, thành phố đưa về tiêu thụ tại thị trường Hà Nội và đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho Hà Nội những mặt hàng Thủ đô chưa tự cung ứng, góp phần bình ổn thị trường.


Hà Nội đã phối hợp, ký kết Chương trình phối hợp công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với 20 tỉnh, thành phố (Quảng Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thái Bình, Sơn La, Phú Thọ, Nam Đinh, Làm Cai...) tăng cường, thúc đẩy, hỗ trợ trong công tác quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm nông lâm thủy sản của các tỉnh tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội và ngược lại theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; đã kiểm soát các nông sản thực phẩm qua các chương trình: Chuỗi rau được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Hòa Bình, Sơn La... Bên cạnh đó, đã triển khai trao đổi kinh nghiệm với 7 tỉnh phía Bắc, liên kết đầu tư sản xuất và chuyển giao kỹ thuật...; giới thiệu và tổ chức các đoàn DN, cơ sở sản xuất làng nghề, nghệ nhân Hà Nội tham gia hội chợ các tỉnh, thành phố.


PTT
Quan tâm đúng đến chỉ dẫn địa lý, giúp nâng cao giá trị sản phẩm
Quan tâm đúng đến chỉ dẫn địa lý, giúp nâng cao giá trị sản phẩm

Sáng 1/12, tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo “Phát triển thị trường và thương hiệu sản phẩm thông qua chỉ dẫn địa lý”. Hội thảo do Bộ Công Thương và UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức, nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các định hướng, khuyến nghị về xây dựng thương hiệu sản phẩm thông qua chỉ dẫn địa lý, để phát triển các sản phẩm nông sản và đặc sản vùng miền của Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN