Huyện Kon Plong tổ chức di dời 217 hộ dân xã Đăk Nên để tích nước lòng hồ thủy điện Đăk Đrinh hồi tháng 7/2013. Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN
|
Các dự án bị tỉnh Kon Tum loại khỏi quy hoạch thủy điện chủ yếu tập trung ở các huyện Đăk Glei, Kon Plong, Kon Rẫy, Đăk Hà và Ngọc Hồi, có tác động lớn vào môi trường như chiếm dụng đất màu của người dân, ảnh hưởng đến rừng.
Đặc biệt, có nhiều vị trí thủy điện khi đầu tư xây dựng sẽ ảnh hưởng lớn đến đất sản xuất của người dân, gây xáo trộn cuộc sống, ảnh hưởng đến các công trình giao thông như Dự án thủy điện Đăk Đ’Rinh 1A, 1B, Đăk Đ’Ring 2 tại huyện Kon Plong chiếm dụng 100 ha đất màu, 144,5 ha đất rừng. Dự án thủy điện Thượng Sa Thầy chiếm dụng 135 ha đất rừng, gần 40 ha đất khác, ảnh hưởng đến Quốc lộ 14C và khu trung tâm huyện mới Ia H’Drai.
Ngoài ra, có nhiều dự án thủy điện có công suất và tính hiệu quả kinh tế thấp nhưng có ảnh hưởng lớn đến đất rừng, đất màu, đất sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng được tỉnh Kon Tum kiên quyết từ chối cấp phép đầu tư.
Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có tổng cộng 44 vị trí thủy điện với tổng công xuất lắp máy 445 MW. Trong đó, có 11 vị trí đã hoàn thành hòa lưới điện quốc gia với tổng công suất 101,5MW, 12 vị trí đang triển khai xây dựng có tổng công suất 130.5MW, 15 công trình đang lập dự án đầu tư có tổng công suất 185,1MW, 1 dự án đang lập báo cáo xin phép đầu tư có công suất 1,9MW và 5 công trình chưa có chủ trương đầu tư có tổng công suất 26MW.
Ngoài ra, ngày 31/3/2017, Bộ Công Thương đã phê duyệt bổ sung thêm một dự thủy điện nhỏ vào quy hoạch thủy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Dự án thủy điện Ngọc Tem (huyện Kon Plong) có tổng suất lắp máy 7,5MW, điện lượng bình quân hàng năm 17,29 triệu kwh.