Đề xuất đưa tội danh cưỡng bức lao động vào Luật Hình sự

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH), Bộ LĐTBXH đang đề xuất đưa tội danh cưỡng bức lao động vào Luật Hình sự và cần phải quy định chi tiết về tội danh này. Theo đó, có hai dấu hiệu cấu thành quan trọng của cưỡng bức lao động là phải có sự đe dọa, trừng phạt và buộc làm việc trái với ý muốn tự nguyện.

Cũng theo ông Bình, Việt Nam hiện chưa có số liệu thống kê về số vụ cưỡng bức lao động do chưa xây dựng được “bộ tiêu chí kỹ thuật nhận diện về hành vi cưỡng bức lao động”.

Ảnh mang tính chất minh họa.

Trong khi đó, theo định nghĩa lao động cưỡng bức trong công ước của ILO là hoàn cảnh người lao động bị ép buộc hay lừa gạt làm những việc mà họ không thể rời bỏ những việc làm đó. Theo ước tính của ILO, trên thế giới có 21 triệu người là nạn nhân của lao động cưỡng bức, trong đó có ít nhất 50% ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương (khoảng 11,7 triệu người). Cứ trong 1.000 người thì có 3 người lao động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bị cưỡng bức lao động.


Tổ chức Lao động Quốc tế đã đưa ra 11 chỉ số để nhận diện lao động cưỡng bức: lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động, lừa gạt, hạn chế đi lại, bị cô lập, bạo lực thân thể và tình dục, dọa nạt và đe dọa, giữ giấy tờ tùy thân, giữ tiền lương, lệ thuộc vì nợ, điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng, làm thêm giờ quá quy định.

PV
Công ty Nhật Bản bị kiện cưỡng bức lao động thời chiến
Công ty Nhật Bản bị kiện cưỡng bức lao động thời chiến

Tòa án Nhân dân số 1 Bắc Kinh đã thụ lý đơn kiện yêu cầu bồi thường cho các công dân Trung Quốc bị Nhật Bản cưỡng bức lao động trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN