Đắk Lắk: Khắc phục hậu quả lũ lụt cục bộ ở một số địa phương

Tại các huyện phía Đông và phía Nam của tỉnh Đắk Lắk như M’Đắk, Ea Kar, Krông Bông, Krông Ana, Lắk, mưa đã dứt, nước lũ bắt đầu rút, đồng bào các dân tộc đang khắc phục hậu quả lũ lụt cục bộ để nhanh chóng ổn định cuộc sống, sản xuất vụ Đông Xuân kịp thời.

Các đơn vị lực lượng vũ trang đã về vùng lũ để cùng đồng bào các dân tộc dọn dẹp, vệ sinh, sửa chữa gần 90 nhà và 7 điểm trường tiểu học, mầm non. Các đơn vị chức năng đã huy động lao động, phương tiện, vật tư tại chỗ sửa chữa, tu bổ kịp thời hàng chục km đường giao thông nông thôn để đi lại. Các địa phương tổ chức kiểm tra đồng ruộng, đánh giá thiệt hại để có kế hoạch hỗ trợ lúa giống cho đồng bào sản xuất vụ Đông - Xuân. 

Đối với diện tích cây công nghiệp dài ngày, nhất là cây cà phê, cao su, đồng bào tận thu những cây cà phê còn quả chín, nhanh chóng bơm hút tháo nước đối với vườn hồ tiêu. Các địa phương đã kiểm tra công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương dẫn nước để có kế hoạch tu bổ, sửa chữa đảm bảo an toàn các công trình, phục vụ tốt yêu cầu thâm canh lúa, màu, cây công nghiệp trên địa bàn. 

Từ ngày 5 đến ngày 19/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với gió đông trên cao, địa bàn tỉnh Đắk Lắk có mưa vừa, một số vùng phía Đông, phía Nam của tỉnh có mưa to đến rất to. Gần 90 nhà dân, gần 1.100 ha cây trồng bị ngập (trong đó có 644 ha lúa Đông Xuân mới xuống giống) diện tích còn lại là cây cà phê, cây ăn quả...
Quang Huy (TTXVN)
Lũ lụt miền Trung là bài học về việc quản lý rừng
Lũ lụt miền Trung là bài học về việc quản lý rừng

Nhiều chuyên gia cho rằng, lũ lụt miền Trung là do hệ quả của việc phá rừng gây ra. Phóng viên Tin Tức đã có cuộc trao đổi với ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp về vấn đề này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN