Chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng

* Kiên Giang:
Thời gian gần đây, bệnh tay chân miệng có dấu hiệu gia tăng nhanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, với gần 260 ca mắc bệnh được ghi nhận điều trị từ đầu năm đến nay, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Riêng tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang, tính từ đầu tháng 5 đến nay, đã có 34 trẻ em bị bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị.



Theo bác sĩ Danh Tý, Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Kiên Giang, bệnh tay chân miệng không còn xuất hiện theo mùa hoặc chu kỳ như trước đây mà hầu như tháng nào trong năm cũng có bệnh nhân bị bệnh này nhập viện điều trị. Các trường hợp mắc bệnh phần lớn ở trẻ em từ 9 tháng đến 5 tuổi, trong đó những ca nặng tập trung nhóm trẻ khoảng 2 tuổi. Nhiều gia đình không phát hiện hoặc khi phát hiện con em mình bị bệnh thì chậm đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám, chữa trị.


Trước tình hình bệnh tay chân miệng có dấu hiệu gia tăng, Sở Y tế tỉnh Kiên Giang phối hợp với các ngành chức năng liên quan và địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, dập tắt dịch bệnh, không để bùng phát, lây lan trên diện rộng. Theo đó, tập trung công tác tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng phòng tránh bệnh tay chân miệng, nhất là trang bị những kiến thức cơ bản nhằm giúp các bà mẹ nhận biết dấu hiệu ban đầu của bệnh này để kịp thời đưa con em đến cơ sở y tế điều trị. Hướng dẫn chăm sóc trẻ chu đáo về chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ ở nơi thoáng mát trong điều kiện thời tiết đang chuyển mùa, oi bức rất dễ phát sinh dịch bệnh.


Sở Y tế tỉnh Kiên Giang cũng chỉ đạo các trung tâm y tế, bệnh viện trên cơ sở đã lập kế hoạch, triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngăn chặn bệnh phát sinh lây lan. Giám sát, kiểm soát chặt chẽ và xử lý triệt để những ổ dịch bệnh cũ có nguy cơ tái bùng phát, nhất là những khu vực có đông trẻ em. Bệnh viện đa khoa Kiên Giang chuẩn bị đầy đủ thuốc men, phương tiện, trang thiết bị cần thiết để cấp cứu, điều trị kịp thời cho bệnh nhân...


Trường Mầm non Kim Liên, quận Đống Đa, (Hà Nội) hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng chủ động phòng chống bệnh chân tay miệng. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN.



* Lạng Sơn:
Trước tình trạng số ca mắc bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đang có xu hướng gia tăng, ngành y tế tỉnh Lạng Sơn đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh dịch này.


Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn cho biết: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã tăng cường các hoạt động giám sát nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời khoanh vùng, xử lý ổ dịch, xác định đối tượng và các yếu tố, khu vực nguy cơ để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, không để dịch bùng phát trong cộng đồng.


Các cơ quan liên quan phối hợp triển khai các hoạt động truyền thông, vệ sinh cá nhân, môi trường; tổ chức tuyên truyền tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, mẫu giáo về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học. Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, tăng cường cán bộ y tế, các cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch về hướng dẫn giám sát và phòng chống dịch bệnh, các biện pháp chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân cũng như kỹ năng truyền thông phòng chống dịch bệnh.


Tính đến thời điểm này, tỉnh Lạng Sơn đã có 28 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.


Nhóm PV



Đã có vắcxin phòng chân tay miệng hiệu quả cao
Đã có vắcxin phòng chân tay miệng hiệu quả cao

Ngày 28/5, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc cho biết một loại vắcxin được thử nghiệm đã cho thấy giúp bảo vệ đáng kể trước virus gây bệnh chân tay miệng (HFMD) ở trẻ em.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN