Hơn 20 năm qua, đã có hơn 1 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở TP Hồ Chí Minh được vay vốn chính sách
Một loạt siêu dự án đã và đang được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, khu vực phía Nam và cả nước nói chung. Các tuyến đường sắt tốc độ cao, những cây cầu hiện đại, tuyến đường vành đai gỡ điểm nghẽn hạ tầng… đang tô điểm thêm cho TP. Hồ Chí Minh ngày càng “tỏa sáng” trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.
Trong bối cảnh phát triển mới, Chính phủ xác định Việt Nam chỉ có một trung tâm tài chính quốc tế, với khung chính sách duy nhất và được đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với ý tưởng “ấp ủ” hơn 20 năm nay, việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tạo lập cực tăng trưởng mới trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính sắp tới và những ảnh hưởng không mong muốn từ căng thẳng thuế quan toàn cầu.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, TP. Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn tái thiết với nhiều thách thức to lớn. Trải qua hành trình 50 năm xây dựng và phát triển, TP. Hồ Chí Minh từng bước khẳng định vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước, mang sứ mệnh tiên phong cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
Cùng với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và các kết luận, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng như của Quốc hội, Chính phủ trong sắp xếp tinh gọn bộ máy, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã. Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là cái nôi, có sức hút đặc biệt đối với nhiều giới, trong đó có giới khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Với tư duy đổi mới, sáng tạo mạnh mẽ từ truyền thống đến những nền tảng thuận lợi hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong việc phát triển khoa học công nghệ, có nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), công cuộc Đổi mới được khởi xướng, đưa Việt Nam bước vào giai đoạn cải cách sâu rộng về cơ chế quản lý kinh tế và mở rộng quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh này, Thành phố Hồ Chí Minh nổi lên như một địa phương tiên phong trong việc thử nghiệm các chính sách kinh tế đối ngoại, góp phần quan trọng trong việc xác lập hướng hội nhập cho cả nước.
Từ thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy nơi đây luôn hội tụ, thể hiện rõ nét nhất tinh thần và sức mạnh của đoàn kết. Đó là đoàn kết trong Đảng, trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, cùng với đó là nơi thể hiện rõ tinh thần hòa hợp dân tộc.
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang không ngừng nỗ lực “vì cả nước, cùng cả nước” để mãi xứng danh “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”.
Ngày 29/4, ngày làm việc cuối trước kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, một số khu vực cửa ngõ ra vào Thành phố Hồ Chí Minh đông phương tiện, xảy ra ùn ứ cục bộ. Trong khi đó, các nhà ga, bến xe luôn nhộn nhịp hành khách, nhất là ga Sài Gòn lung linh sắc màu với “Đoàn tàu Thống Nhất”.
Tối 30/4, người dân TP Hồ Chí Minh sẽ có dịp chiêm ngưỡng cầu Ba Son khoác lên mình chiếc áo lung linh, rực rỡ nhờ hệ thống chiếu sáng mỹ thuật hiện đại, góp phần làm bừng sáng "biểu tượng" của một TP Hồ Chí Minh hiện đại.
Sáng 29/4, đoàn đại biểu lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã đến viếng, đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ.
Ngày 28/4, UBND Thành phố Hồ Chí Minh công bố báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ trung bình của 3 địa phương đạt 93,4% cử tri đồng ý hợp nhất.
Trưa ngày 25/4, tại trụ sở Đội Tuần tra dẫn Đoàn (Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh), Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã đến thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an Thành phố đang thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) và trật tự an toàn giao thông (TTATGT) phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Sáng ngày 25/4, Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ khánh thành công trình bích họa “Việt Nam tươi đẹp” thứ 19, đánh dấu một hoạt động nghệ thuật đặc sắc trong chuỗi sự kiện hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Chiều 24/4, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chủ trì phiên họp, nghe báo cáo tiến độ và tổng rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 24/4, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với UBND Thành phố về tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về "thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh" và Nghị quyết số 57/2022/QH15, ngày 16/6/2022 của Quốc hội về "chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh".
Chiều 23/4, TP Hồ Chí Minh bất ngờ xuất hiện cơn mưa lớn trên toàn địa bàn. Cơn mưa giúp thành phố “giải nhiệt” sau chuỗi ngày nóng bức nhưng việc mưa đột ngột khi đang nắng gay gắt, nhiệt độ thay đổi nhanh khiến người dân lo ngại ảnh hưởng sức khoẻ. Nhiều người dân cũng bày tỏ quan tâm tới tình hình thời tiết trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 sắp tới, đặc biệt là trong ngày diễn ra diễu binh.
TP Hồ Chí Minh bố trí 21 màn hình LED kích thước lớn tại nhiều tuyến đường trung tâm và một số quận để người dân theo dõi lễ diễu binh, diễu hành sáng 30/4.
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, TP Hồ Chí Minh đạt nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn đối mặt khoảng cách số và hạn chế về năng lực số của người dân, doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, “bình dân học vụ số” là giải pháp cấp bách hiện nay để phổ cập kỹ năng số cho toàn dân.