VAMC không phải là “cây đũa thần”

Công ty Quản lý tài sản (VAMC) không phải là “cây đũa thần” trong vấn đề xử lý triệt để nợ xấu mà chỉ là một công cụ quan trọng góp phần giải quyết nhanh tình hình khó khăn chung hiện nay. TS Vũ Viết Ngoạn (ảnh), Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đã trao đổi xung quanh vấn đề này.

 

Hiện nay, nhiều người kỳ vọng rất lớn về việc VAMC giải quyết nợ xấu. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm:

Phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu thể hiện quyết tâm của Chính phủ

Liên quan tới việc giải quyết nợ xấu của các hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), tôi cho rằng, Chính phủ đang rất quyết tâm thực hiện việc này. Minh chứng rõ nét nhất là mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam- VAMC”. Theo đó, 5 đầu mối là Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ thực hiện. Bộ Tài chính hoàn tất phương án xử lý nợ xấu doanh nghiệp Nhà nước ngay trong năm 2013.

Theo tôi, điều quan trọng để thực hiện hiệu quả hai đề án trên phải có sự phối hợp rất chặt chẽ của 5 bộ để cùng nhau tháo gỡ khó khăn. Đối với VAMC, chúng ta cũng không nên quá trông chờ nhiều (vốn điều lệ của VAMC 500 tỷ đồng- PV); vì đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, giúp giải quyết một phần nợ xấu. Để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, ngân hàng và doanh nghiệp vẫn phải chủ động.


Theo tôi, trong bối cảnh hiện nay, việc VAMC ra đời là giải pháp phù hợp và cần thiết. Theo đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ chuyển, bán nợ xấu sang VAMC. Điều này đồng nghĩa với việc VAMC tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp (DN) tiếp cận được vốn ngân hàng một cách thuận lợi hơn (vì DN đang có nợ xấu ở ngân hàng thì sẽ không được tiếp tục vay vốn). Với các TCTD, việc chuyển được nợ sang VAMC sẽ góp phần (nên lưu ý là chỉ góp phần thôi nhưng đó là giải pháp tích cực) làm “sạch” bảng tổng kết tài sản của TCTD.


Khi VAMC mua nợ xấu của các TCTD, các TCTD sẽ nhận được trái phiếu. Với trái phiếu này, các TCTD được phép đưa ra cầm cố để vay tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN), giúp cho các TCTD có thêm nguồn vốn. Nói cách khác, lẽ ra TCTD phải chờ trích lập dự phòng của mình để xử lý nợ xấu, nhưng có VAMC thì TCTD xử lý nợ xấu nhanh hơn. Khi TCTD vay được tiền của NHNN thì thanh khoản của TCTD sẽ được xử lý một cách nhanh hơn, sớm hơn, so với việc TCTD tự mình lo xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng.

 

Thưa ông, bản chất của vấn đề là chuyển nợ từ NHTM sang VAMC để VAMC xử lý trong một thời gian nhất định?


VAMC chỉ mua nợ của TCTD trong khung thời gian 5 năm. Trong thời gian này, TCTD phải tự trích lập dự phòng dưới 20% để có nguồn mua lại nợ xấu. Nếu như sau 5 năm, VAMC không bán được khoản nợ xấu đó, thì TCTD phải mua lại hoặc có biện pháp xử lý. Như vậy, có thể nói, việc xử lý nợ xấu của VAMC mang tính chất xử lý tạm thời trong khoảng thời gian 5 năm. Tuy nhiên, trong thời gian này, VAMC sẽ giúp các TCTD giải quyết được phần nào những tồn tại, vướng mắc. Mà những tồn tại của các TCTD lại gắn liền với những tồn tại, vướng mắc của các DN. Vậy nên, khi giải quyết được những tồn tại của các TCTD thì các DN có điều kiện vay vốn ngân hàng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

 

Để hoạt động hiệu quả, VAMC cần có những cơ chế gì, thưa ông?


Tôi cho rằng, ở đây ngoài việc cho phép VAMC không phải chịu thuế với việc bán tài sản (kể cả thuế thu nhập DN) thì cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho VAMC trong việc xử lý tài sản, bán tài sản, đấu giá tài sản. Trong thời gian này, bản thân các TCTD đang gặp rất nhiều khó khăn và nếu để các TCTD phải có trách nhiệm trong việc bán tài sản thì việc xử lý tài sản sẽ rất khó, nhất là trong trường hợp chủ sở hữu tài sản (người đi vay) không muốn bán. Vì vậy, nên cho VAMC có quyền mạnh hơn nữa trong vấn đề xử lý tài sản.


Xin trân trọng cảm ơn ông!

Minh Phương - Phương Liên (thực hiện)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN