Tính lương hưu thế nào khi làm việc ở cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân?

Bạn đọc báo Tin Tức đặt câu hỏi: nếu người lao động vừa làm doanh nghiệp (DN) nhà nước và DN tư nhân, cách tính lương hưu sẽ như thế nào?

Giao dịch tại bộ phận “một cửa” của BHXH thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN.

Về vấn đề này, tại Điều 62 của luật Bảo hiểm xã hội quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này (doanh nghiệp Nhà nước) thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: trước 1995, tính bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu; từ ngày 1/1/1995 đến 31/12/2000 thì tính 6 năm cuối; từ ngày 1/1/2001 đến 31/12/2006 thì tính 8 năm cuối; từ 1/1/2007 đến 31/12/2015 thì tính 10 năm cuối; 1/1/2016 đến 31/12/2019 thì tính 15 năm cuối; từ 1/1/2020 đến 31/12/2024 tính 20 năm cuối; 1/1/2025 trở đi tính bình quân cả thời gian.


Còn nếu làm doanh nghiệp tư nhân, lương hưu sẽ tính bình quân toàn bộ quá trình làm việc.


Khoản 3 Điều 62 Luật BHXH cũng quy định:Người lao động (NLĐ) vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.


Căn cứ theo quy định này, nếu NLĐ đã làm trong doanh nghiệp Nhà nước cần căn cứ cụ thể thời điểm nghỉ để tính bình quân lương hưu. Sau đó, NLĐ cộng tiếp với bình quân quãng thời gian của từng quá trình làm việc đơn vị Nhà nước và đơn vị tư nhân để có mức lương hưu phù hợp nhất.


Khi tính lương hưu, người lao động (NLĐ) cũng lưu ý: NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.


Trường hợp NLĐ chuyển sang ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu thực hiện theo quy định đối với NLĐ hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.


XC/Báo Tin Tức
Được đóng bảo hiểm xã hội 1 lần cho số năm còn thiếu để về hưu?
Được đóng bảo hiểm xã hội 1 lần cho số năm còn thiếu để về hưu?

Ông Đoàn Nho (Quy Nhơn) sinh năm 1960, năm 1989 đã nhận trợ cấp thôi việc 1 lần. Từ năm 1999, ông làm việc tại một số cơ quan khác có đóng bảo hiểm xã hội, tính đến nay đã đóng bảo hiểm xã hội được 17 năm. Vậy, ông có thể đóng bảo hiểm xã hội 1 lần cho 3 năm để đủ 20 năm không? Có thể xin giám định sưc khỏe để nghỉ hưu trước tuổi không?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN