Nhiều nước châu Âu mở rộng trừng phạt Crimea

7 nước châu Âu - gồm Montenegro, Albania, Iceland, Na Uy, Liechtenstein, Litva, Ukraine và Gruzia - đã khẳng định với Hội đồng châu Âu về việc kéo dài thời hạn áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào bán đảo Crimea và Sevastopol đến ngày 23/6/2016.

Theo thông cáo của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini, được công bố trên trang web của Hội đồng châu Âu hôm 28/7, 6 quốc gia trong số này ngoại trừ Gruzia, cũng tham gia vào quyết định được EU thông qua hôm 22/7 về gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Nga đến 31/1/2016.

Ngoài ra, bà Mogerini cũng lưu ý việc có thêm 9 quốc gia đối tác EU hưởng ứng các biện pháp trừng phạt đối với Syria. Đó là Macedonia, Serbia, Montenegro, Albania, Na Uy, Liechtenstein, Ukraine, Moldova và Gruzia.

Người dân Crimea dự lễ kỷ niệm 1 năm sáp nhập vào Nga hồi tháng 3 vừa qua. Ảnh: AFP-TTXVN


Trong một diễn biến liên quan, nhật báo "Kommersant" của Nga số ra ngày 30/7 đưa tin sau khi được truyền cảm hứng từ nhóm nghị sĩ Pháp thăm Crimea, nhóm nghị sĩ Italy đã lên tiếng khẳng định rằng cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga của bán đảo này là hợp pháp.

Trả lời phỏng vấn báo trên, nghị sĩ Manlio di Stefano - thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Italy - cho biết những nghị sĩ này muốn làm rõ rằng lập trường của châu Âu đối với vấn đề Crimea là không công bằng. Ông Di Stefano nói: "Chúng tôi đã quyết định tới Crimea và thủ đô Moskva (Nga) cùng với các nghị sĩ thuộc Phong trào Năm sao. Chúng tôi tin rằng người dân Crimea có quyền tự quyết và chúng tôi công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 2014. Về khía cạnh nào đó, việc giữ Crimea ở lại với Ukraine có thể tốt đẹp hơn, song kết quả bỏ phiếu đã thể hiện mong muốn của người dân Crimea. Thật không may châu Âu vẫn giữ lập trường cũ về vấn đề Crimea và muốn cô lập Crimea cũng như người dân trên bán đảo này".
 
Trong hai ngày 23-24/7 vừa qua, các nghị sĩ Pháp đã tới thăm Crimea và thành phố Sevastopol. Tại đây, họ kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và thừa nhận Crimea là một phần lãnh thổ của Nga.


Ukraine yêu cầu Phương Tây cung cấp tên lửa chống tăng

Trả lời phỏng vấn tờ "Wall Street Journal" ngày 30/7, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã yêu cầu Phương Tây cung cấp các tổ hợp tên lửa chống tăng “Javelin” cho nước này.

Ông Poroshenko nói: "Chúng tôi cần 1.240 tổ hợp 'Javelin' và điều đó là hoàn toàn hợp lý". Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh: "Ukraine đã tự nguyện từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình và đổi lấy điều đó (từ bỏ vũ khí hạt nhân), Mỹ và Anh đã hứa hẹn đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi”.

Cũng theo báo trên, cho đến nay ban lãnh đạo ở Nhà Trắng vẫn tiếp tục từ chối cung cấp cho Kiev "các tổ hợp chống tăng cũng như những vũ khí sát thương khác".

TN (theo Sputnik)
Nga sẽ tăng cường cụm quân sự ở Crimea
Nga sẽ tăng cường cụm quân sự ở Crimea

Một quan chức cấp cao Nga cho biết Moskva có kế hoạch tăng cường cụm quân sự ở Crimea.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN