Nhận biết và phòng chống nấm mốc

Ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, đường sá đi lại khó khăn nên nhiều gia đình có thói quen dự trữ lương thực, thực phẩm lâu ngày. Đây là thói quen không tốt vì thực phẩm bảo quản lâu ngày thường có các vi khuẩn có hại xâm nhập, gây hại đối với sức khỏe con người.


Ăn phải nấm mốc, con người có thể bị tổn thương gan, thận… nguy hiểm đến tính mạng. Các độc tố nấm mốc trong thức ăn sẽ hủy hoại “thầm lặng” đối với hệ thống miễn dịch của con người và động vật làm cho chúng ta dễ mắc bệnh. Thuốc kháng sinh không điều trị được nhiễm độc tố nấm mốc, do đó cách tốt nhất là ngăn ngừa không cho độc tố nấm mốc nhiễm vào trong thức ăn và tránh không ăn phải nấm mốc.


Nấm mốc mà bà con vẫn quen gọi là một loại nấm cực nhỏ. Chúng có thể tồn tại và phát triển trong những điều kiện khắc nghiệt và môi trường rất khác nhau. Mốc có khá nhiều loại, với nhiều màu sắc khác nhau: Mốc xanh, mốc đỏ, mốc màu nâu, màu đen và màu trắng... trong đó loại mốc màu đen và màu nâu báo hiệu tình trạng thực phẩm đã trở nên rất tồi tệ, trong khi đó, những sợi mốc trắng, mảnh dẻ giống như bụi phấn trắng hoặc hơi lẫn các sợi màu xanh cho thấy bước đầu về chuyển hóa của thực phẩm dưới tác động của thời tiết.


Các loại nấm mốc này thường có trong các loại hạt có dầu như: Lạc, ngô, ngũ cốc, bột mì, bánh kẹo, cá khô để lâu. Khi lương thực, thực phẩm bị mốc sẽ có màu xanh lục hay màu vàng nâu. Nấm mốc làm hao hụt thành phần dinh dưỡng và tạo cho sản phẩm có mùi vị khó chịu.


(còn tiếp)


X.M (tổng hợp)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN