Người Việt ngày càng ít mang tiền mặt trong ví

Theo khảo sát của Visa và công ty nghiên cứu thị trường Toluna, xu hướng người Việt Nam hiện nay đang ngày càng ít sử dụng tiền mặt khi mua sắm hàng hóa và thanh toán dịch vụ. Không chỉ thế, mức độ tin dùng thanh toán điện tử tại Việt Nam đã tăng 8% so với 2015.

Ông Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Campuchia và Lào chia sẻ về khảo sát thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, khảo sát cũng cho thấy người Việt Nam có xu hướng ít mang tiền mặt trong ví hơn, thậm chí là ít sử dụng tiền mặt hơn so với bất kì quốc gia Asean nào khác.

Cụ thể, trong tổng số 500 người được khảo sát có thu nhập từ 5 triệu trở lên, 29% người trả lời cho biết họ mang tiền mặt trong người ít hơn 5 năm về trước. Nguyên nhân là do họ sử dụng thẻ nhiều hơn và lo lắng về vấn đề an toàn khi mang tiền mặt. 


Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy nhiều tín hiệu tích cực đối với việc xây dựng nền kinh tế phi tiền mặt khi đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 -2020 được Chính phủ Việt Nam phê duyệt với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.

Để người dùng thuận tiện hơn trong thanh toán không dùng tiền mặt, ông Sean Preston cho biết trong năm 2017 sẽ giới thiệu hình thức thanh toán mới không cần phải quẹt thẻ mà chỉ cần scan thẻ.

Đánh giá về vấn đề này, ông Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: “Việc Chính phủ Việt Nam thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có thanh toán điện tử đứng trước nhiều cơ hội mới. Tôi tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ có sự chuyển dịch trong thời gian tới với những bước tiến quan trọng, bởi đây là bước đi đúng hướng”.


“Bởi khi chuyển phần lớn giao dịch sang thanh toán điện tử, Chính phủ Việt Nam sẽ tăng khả năng kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế, điều này rất tốt cho việc duy trì doanh thu đến từ thuế, điều tiết lượng cung tiền phù hợp, đồng thời phòng chống tham nhũng và tội phạm kinh tế. Hơn nữa, trong bối cảnh ngày càng nhiều khách quốc tế du lịch đến Việt Nam, sự phát triển thanh toán điện tử sẽ khuyến khích họ mạnh dạn chi tiêu, từ đó gia tăng lợi ích của ngành du lịch đối với toàn bộ nền kinh tế”, ông Sean Preston chia sẻ thêm.


Tuy nhiên, ông Sean Preston vẫn lo ngại xã hội vẫn còn phụ thuộc vào tiền mặt. Cụ thể cả nước hiện có khoảng 67,4 triệu tài khoản ngân hàng so với 16,8 triệu tài khoản so với năm 2010, nhưng thanh toán bằng thẻ chỉ chiếm 3% tổng chi tiêu tiêu dùng cá nhân hàng năm ở 6 khu vực thành thị trọng điểm tại Việt Nam và chỉ có 50% chi tiêu thương mại điện tử được xử lý bằng thẻ.


Tin, ảnh: Hải Yên/Báo Tin Tức
Chấn chỉnh sử dụng thẻ tín dụng để giao dịch khống
Chấn chỉnh sử dụng thẻ tín dụng để giao dịch khống

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 9325/NHNN-TT gửi các tổ chức phát hành thẻ, các tổ chức thanh toán thẻ, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố về việc chấn chỉnh việc sử dụng thẻ tín dụng để thực hiện giao dịch khống.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN