Liệu mùa đông này đèn tại châu Âu còn sáng?

Mùa đông này châu Âu đang lo lắng trước khả năng không có đủ năng lượng để thắp sáng các bóng đèn khi cân bằng giữa cung và cầu năng lượng trong lục địa già ngày càng trở nên bấp bênh.

Ảnh minh họa.

Khoảng 7% dân số thế giới sống tại châu Âu và hiện nay khu vực này đang đi tiên phong trong việc khai thác và sử dụng năng lượng xanh. Châu Âu đã mở hầu bao đầu tư 500 tỉ euro (khoảng 625 tỉ USD) vào nguồn năng lượng tái tạo trong khoảng thời gian từ 2004 – 2013. Lượng vốn trên chiếm một nửa trong tổng chi của tòan thế giới dành cho nông trại điện gió, điện mặt trời…

Theo báo cáo được công bố vào tháng 10 của công ty tư vấn Cap Gemini, các nguồn năng lượng tái tạo hiện cung cấp hơn 14% năng lượng của châu Âu trong khi vào năm 2004 con số này là 8,3%.

Tuy nhiên trong mùa đông lạnh giá sắp tới này, an ninh năng lượng đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tại nhiều nước châu Âu khi lượng cung không có tín hiệu tăng. Nhiều chính phủ đều đã cam kết giảm khí thải carbon từ các nhà máy nhiệt than trong khi đó các máy phát nhiệt điện tại lục địa già đều đã cũ kỹ và bắt đầu đến tuổi “nghỉ hưu”.

Bên cạnh đó, khủng hoảng hậu Fukushima đã dẫn tới việc hạn chế khai thác năng lượng hạt nhân. David Hunter, nhà phân tích tại công ty cung cấp năng lượng Schneider Electric nhận định: Sau vụ việc nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản gặp sự cố vào tháng 3/2011, Đức đã dừng họat động của 9 nhà máy năng lượng hạt nhân và dự kiến đóng cửa thêm 8 nhà máy khác vào năm 2022. Pháp, đất nước phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân cho biết sẽ giảm tiêu thụ năng lượng này vào 2025.

Nền chính trị thế giới cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới châu Âu với 30% lượng khí đốt đến từ Nga và một nửa trong số đó được trung chuyển qua các đường ống trên lãnh thổ Ukraine nơi đang diễn ra khủng hoảng.

Sự bất tiện trong việc thiếu hụt điện có thể dẫn đến tình trạng các chính phủ tại châu Âu phải xem lại việc sử dụng năng lượng hạt nhân hoặc dùng kỹ thuật thủy lực bẻ gãy để khai thác dầu (khai thác dầu bằng cách tạo vết nứt to trên mặt đất) đang gây tranh cãi do nghi ngờ gây ra động đất.

London rực rỡ trong đêm với ánh đèn sáng.


Đến năm 2035, châu Âu sẽ đầu tư 2,2 nghìn tỉ USD vào hạ tầng điện lưới. Với tình thế môi trường tài chính khó khăn, đầu tư này có thể bị trì hoãn và việc đảm bảo cung cấp điện cũng có thể đứng trước nguy cơ khó khăn dài hạn.

Trong khi đó các công ty châu Âu lại đang "đứng núi này trông núi nọ", họ tha thiết nhòm ngó sang Mỹ, đất nước đang tiến dần tới độc lập năng lượng và than phiền rằng việc châu Âu chỉ chủ trương vào sản xuất năng lượng xanh có thể đẩy họ vào cuộc cạnh tranh trên thị trường năng lượng mà họ là bên yếu thế.

Một vài nỗ lực bổ sung năng lượng đã được tiến hành. Điển hình như trong tháng này, Anh nhận được sự ủng hộ từ Uỷ ban châu Âu cho dự án hạt nhân đầu tiên của nước này trong 2 thập kỷ. Một nhà máy năng lượng hạt nhân trị trá 224,5 tỉ bảng (khoảng 23 tỉ USD) tại Hinkley Point, tây nam nước Anh sẽ được xây dựng bởi Electricite de France.

Điều dễ nhận thấy nhất là chính phủ các nước châu Âu đang nỗ lực trong những cuộc đối thoại nghiêm túc về kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong những năm tới. Tuy nhiên thành tựu trong việc giảm khí thải khắt khe hơn đi liền với tăng cường sản tiêu thụ năng lượng xanh có thể trở nên mong manh khi đèn không còn có thể phát sáng - thời điểm nguồn cung năng lượng không đáp ứng đủ cầu.


H.Linh (Theo BL)
EU hỗ trợ thỏa thuận khí đốt Nga-Ukraine
EU hỗ trợ thỏa thuận khí đốt Nga-Ukraine

Thỏa thuận về cung cấp khí đốt mà Nga và Ukraine đã ký kết thành công là sự đảm bảo cho an ninh năng lượng của châu Âu trong mùa Đông tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN