Hành khách máy bay rơi trọng tài sản hơn tính mạng?

Qua những bức ảnh về chiếc máy bay Asiana Airlines gặp nạn ở San Fransico, có thể thấy cảnh tượng hành khách nháo nhác tay xách đủ loại hành lý chạy ra khỏi máy bay, sau đó mới quay lại đón con cái. Gần nửa số hành khách trên chuyến bay này là người Trung Quốc.

 

Người đứng chụp ảnh, người vác va li rất to.


Khi chiếc Boeing 777 bắt đầu bốc cháy vẫn có những người bấp chấp cả báo động nguy hiểm, lục tìm bằng được hành lý rồi mới chạy thoát thân. Thậm chí một số thanh niên còn đứng chụp ảnh, cập nhật trạng thái lên mạng xã hội thay vì phụ giúp người khác thoát hiểm. Ông Xu Da, giám đốc phát triển Taobao, hệ thống bán hàng đứng đầu Trung Quốc có mặt trên chuyến bay, viết trên mạng Weibo rằng ngay sau khi máy bay chạm đất, ông ta đã vơ vội lấy hành lý mang ra ngoài rồi mới quay lại cứu vợ và đứa con nhỏ.  

 

Hiếm ai chịu chạy ra ngoài với tay không.


Nhiều diễn đàn truyền thông tại Trung Quốc, quê hương của hai cô gái thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay hôm 6/7 đã “dậy sóng” với câu hỏi “Liệu người Trung Quốc có quá coi trọng tài sản nên xem nhẹ tính mạng của bản thân và người khác hay không?”.

 

Một cư dân mạng có tên Megan Zhong bức xúc: “Tôi rất thất vọng khi những người trên chuyến bay gặp nạn lại đặt tài sản của họ lên trên sinh mạng người khác. Thậm chí họ còn đứng cập nhật mạng xã hội thay vì giúp người bị thương”.

 


“Người nước ngoài chẳng thể hiểu được ở Trung Quốc, sinh mạng con người rẻ rúng đến thế nào. Tư tưởng này đã ăn sâu trong xã hội”, tài khoản có tên Victory of Xiangzi tức giận.

 

Ý thức kém hay bất đồng ngôn ngữ?

 
Theo báo cáo của Nhật báo JoongAng (Hàn Quốc), đoàn tiếp viên trên chiếc máy bay Asiana Airlines số hiệu 214 bay từ Seoul - Hàn Quốc tới San Fransico - Mỹ đã thực hiện đúng những quy tắc cứu nạn thoát nạn khẩn cấp. Họ đã khẩn trưởng mở cửa máy bay, mở phao trượt và giúp hành khách thoát thân. Mọi bảng hiệu cũng như các tiếp viên đều liên tục nhắc nhở mọi người “bỏ lại tài sản”. Tuy nhiên, có thể do vấn đề bất đồng ngôn ngữ hoặc thiếu chú ý, khi hầu hết hành khách là người châu Á đã khiến công tác cứu nạn trở nên chậm trễ, nguy hiểm.



Thái độ vô cùng đủng đỉnh.


Trước sự bất bình của dư luận, một người sử dụng mạng xã hội cũng làm nghề phi công đã chia sẻ: “Một số đồng nghiệp tại hãng hàng không American Airlines thường xuyên phàn nàn với tôi rằng rất nhiều hành khách người Trung Quốc không chịu thắt dây an toàn khi được yêu cầu, họ tự ý điều chỉnh ghế ngồi, hoặc ngồi sát cửa kính khi máy bay hạ cánh và để những túi hành lý quá nặng phía trên đầu… Một số hãng đã liên tục phản ánh rộng rãi khắp Trung Quốc về việc nếu hành khách nước này không chịu tuân thủ quy tắc khi đi máy bay, họ sẽ bị phạt tới 1.500USD. Phải chăng những người này không hiểu rằng những thói quen xấu của họ sẽ có ngày làm hại họ?”.

 


Theo nhận định của ông Tom Ballantynem làm việc tại Tạp chí Hàng không Phương Đông: “Đó là một phản xạ tự nhiên khi gặp sự cố bất ngờ, người ta thường tóm lấy đồ đạc bên cạnh và bỏ chạy. Nhưng trong trường hợp này, nhiều nữ hành khách vẫn cố đi giày cao gót, cầm túi xách cồng kềnh chắn lối thoát hiểm. Đây thuộc về vấn đề ý thức”.  


Một số hành khách đã bao biện cho hành động bất chấp nguy hiểm để lấy đồ đạc trên chuyến bay là điều cần thiết. Họ cho rằng nếu hộ chiếu, giấy tờ tùy thân cũng như tiền bạc bị mất hết thì sẽ gặp nhiều rắc rối. Điển hình như một giám đốc của Taobao, mạng kinh doanh trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, ông Xu Da đã cố bao biện: “Hành lý của gia đình tôi để ngay trên đầu nên không chắn lối đi của người khác. Vợ con tôi cũng nói là có thể tự thoát ra nên tôi mới mang hành lý ra ngoài trước”. Tuy nhiên, dường như càng giải thích, ông Da lại càng bị cư dân mạng “ném đá”.


Một người có nick "Olivia Yi" phẫn nộ: "Anh là đồ ngốc à? Mang theo cả đống hành lý khi đang chạy trốn... Thật thiếu hiểu biết và ích kỷ!!! Anh có biết là cái hành động dường như chính đáng ấy của anh có thể đẩy người khác tới chỗ chết không? Làm ơn hãy đọc những hướng dẫn về an toàn thật cẩn thận trong lần bay tới! Tài sản của anh có thể quan trọng với cá nhân anh, nhưng không thể so sánh với mạng sống của những người khác".


Ngay sau khi máy bay bị va chạm và bốc cháy, đoàn tiếp viên cùng những thiết bị báo động trên máy bay đã liên tục cảnh báo hành khách nên thực hiện như sau:

- Cúi thấp người.

- Chạy đến của thoát hiểm gần nhất.

- Đi theo đèn hướng dẫn trên sàn để thoát hiểm.

- Bỏ giày cao gót và trượt bằng chân chứ không ngồi trượt ở cầu thang thoát hiểm.

- Chạy xa khỏi máy bay đến khu vực an toàn.

- Không được quay trở lại máy bay đang cháy.


 


Hoàng Trang (theo CNN/DM)

Cơ trưởng chuyến bay gặp nạn lần đầu dạy lái
Cơ trưởng chuyến bay gặp nạn lần đầu dạy lái

Các nhà điều tra Mỹ mới xác nhận, người hướng dẫn cho phi công đang tập huấn điều khiển chiếc máy bay Boeing 777 gặp nạn ở San Francisco cũng chỉ là một giáo viên mới vào nghề. Chuyến bay không may mắn tới San Francisco hôm 6/7 là chuyến bay đầu tiên của phi công này với vai trò người hướng dẫn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN