Di sản văn minh chung Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 25/8 tại thành phố Đà Nẵng, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Đà Nẵng tổ chức tọa đàm “Di sản văn minh chung Việt Nam - Ấn Độ”.

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Tọa đàm nằm trong các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ (7/1/1972 - 7/1/2017), 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (6/7/2007 - 6/7/2017) và 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại Ấn Độ - ASEAN,

Tham luận của các học giả tại tọa đàm tập trung làm sáng tỏ những gạch nối liên kết trong quá khứ giữa hai dân tộc, những nỗ lực để bảo vệ, bảo tồn các di sản văn hóa còn tồn tại đến hôm nay và mở ra những cơ hội tìm hiểu, hợp tác nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy các di sản văn minh chung giữa hai quốc gia.

Trên cơ sở những hiểu biết chung về quá khứ, Chính phủ và nhân dân hai nước sẽ có những phương hướng trong hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục..., góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong giai đoạn mới, đáp ứng những mục tiêu của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.

Tiến sĩ B.R. Mani, Tổng Giám đốc Bảo tàng quốc gia Ấn Độ đã đưa ra cái nhìn tổng quát về mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ thể hiện ở kiến trúc, điêu khắc và chữ viết ở lục địa Ấn Độ và Vương quốc Champa ở Việt Nam.

Thượng tọa Thích Đức Thiện - Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh đến các di tích Phật giáo tiêu biểu tại cả ba miền của Việt Nam ngày nay. Đó là di tích chùa Phật Tích ở miền Bắc, di tích Phật viện Đồng Dương ở miền Trung và các hiện vật Phật giáo tại các di tích văn hóa Óc Eo tại miền Nam, tất cả đều thể hiện mối quan hệ với văn hóa Ấn Độ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thành Phần, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng di sản văn minh chung Việt Nam - Ấn Độ không chỉ thể hiện ở các di tích kiến trúc, điêu khắc Phật giáo và kiến trúc, điêu khắc Champa mà còn ở được bảo tồn trong đời sống hằng ngày của cộng đồng Chăm ở Việt Nam.

Đặc biệt về các di sản văn khắc và chữ viết, ông cảnh báo về nguy cơ mai một chữ Phạn và chữ Chăm cổ. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thành Phần đề xuất, để phát huy giá trị di sản văn minh Ấn Độ trong đời sống đồng bào Chăm hiệu quả cần có một chương trình nghiên cứu và dự án bảo tồn cụ thể, mang tính thiết thực, đi vào trong cuộc sống của đồng bào Chăm..

Các giải pháp về bảo tồn và nghiên cứu di sản văn minh Ấn Độ nói chung và chữ viết Sanskrit và chữ Chăm cổ, Tiến sĩ Amarjiva Lochan, Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ chia sẻ, việc bảo tồn các di sản không chỉ được đặt ra thuần túy với mục đích văn hóa, tín ngưỡng mà còn hướng đến những giá trị kinh tế và đem lại những lợi ích cụ thể trong đời sống của cộng đồng...

Văn Sơn (TTXVN)
Phấn đấu đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu
Phấn đấu đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu

Chiều 5/7, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đã tiếp Đoàn Tổng Kiểm toán Nhà nước Ấn Độ do ông Shri Shashi Kant Sharma, Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ làm trưởng đoàn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN