Cấm kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc

Trả lời câu hỏi liệu có nên kê thực phẩm chức năng (TPCN) vào đơn thuốc trong bệnh viện, ông Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh: Bộ Y tế đã ban hành quy chế kê đơn thuốc, trong đó quy định không được ghi TPCN vào đơn thuốc.

Tuy nhiên, ông Phong cũng cho biết các bác sĩ, thầy thuốc có thể kê vào y bạ hay hướng dẫn sử dụng hoặc trong các buổi tư vấn sức khỏe cộng đồng.


Nhiều thắc mắc của người dân đã được giải đáp trong tọa đàm trực tuyến “Thực phẩm chức năng: những vấn đề cần sáng tỏ” do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức ngày 9/11.

Buổi tọa đàm cung cấp toàn cảnh các vấn đề về thực phẩm chức năng tại Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới, giúp người tiêu dùng có góc nhìn đa chiều để hiểu đúng, dùng đúng TPCN; đồng thời mở ra vấn đề có nên kê đơn TPCN trong bệnh viện để bệnh nhân có thể được tư vấn, sử dụng TPCN một cách tốt nhất.

Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, khẳng định TPCN không phải là thuốc mà chỉ là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh (định nghĩa đã được luật hóa trong Luật An toàn thực phẩm).

Bộ Y tế quy định không được ghi TPCN vào đơn thuốc. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.


Về chất lượng, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Viện trưởng Viện TPCN, cơ quan kiểm soát chất lượng TPCN cho biết: Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được những TPCN có công dụng, chất lượng như hàng ngoại nhập, nhưng giá cả rất phải chăng cho người tiêu dùng. Công ty IMC là một đơn vị đi tiên phong trong việc nghiên cứu, sản xuất TPCN chuyên biệt, với vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GAP, sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, kiểm soát chất lượng từ đầu vào đến đầu ra.

Tâm lý chuộng hàng ngoại cùng với việc quảng cáo quá đà, bóp méo sự thật, đã kéo theo cách hiểu sai lệch của nhiều người tiêu dùng. Điều này cũng làm TPCN sản xuất trong nước mất điểm ngay trên thị trường của mình. Để thay đổi tình trạng này, ông Lê Văn Lộc, Giám đốc Công ty kinh doanh theo mạng Worldnet chuyên cung cấp TPCN cho rằng: Trước hết, các công ty kinh doanh theo mạng cần thiết phải đào tạo nhân viên, có chế tài xử lý vi phạm gây ảnh hưởng đến khách hàng, uy tín công ty.

Để góp phần vào việc tuyên truyền, giúp cho cộng đồng hiểu đúng, dùng đúng TPCN, Hiệp Hội TPCN xuất bản các ấn phẩm “TPCN Health+”, “Thực phẩm chức năng”. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ tác dụng, liều dùng, thời gian dùng của từng sản phẩm, tốt nhất là nên tham vấn bác sĩ, dược sĩ và thực hiện đúng theo chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng – đó là khuyến cáo của PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam.

Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1995; đến năm 2005 nhãn hàng đầu tiên của TPCN chính thức được cấp phép lưu hành. Ghi nhận từ Hiệp hội TPCN Việt Nam, trên thị trường hiện có 1.700 sản phẩm là TPCN, trong đó hàng sản xuất trong nước chiếm tới 66,6%. Các sản phẩm ngoại nhập có giá cao gấp 3-4 lần sản phẩm trong nước, song chất lượng cũng tương đương sản phẩm sản xuất trong nước.


Mỹ Bình
40% thực phẩm chức năng tại VN là nhập khẩu
40% thực phẩm chức năng tại VN là nhập khẩu

Thực phẩm chức năng đã phát triển trong 10 năm trở lại đây, với 1.781 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt Nam. Trong đó 40% thực phẩm chức năng tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường; với mức tiêu thụ trị giá hàng ngàn tỷ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN