Cà Mau cần quan tâm làm tốt công tác chính sách tôn giáo dân tộc

Ngày 18/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ III năm 2019, với chủ đề ''Đồng bào các dân tộc tỉnh Cà Mau đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển''.

Dự Đại hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành trung ương; đại diện lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh và hơn 250 đại biểu tiêu biểu đại diện cho 53.000 đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đến dự Đại hội. 

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. 

Đại hội đã thống nhất cử 5 đại biểu chính thức đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020.

Biểu dương những kết quả to lớn, toàn diện mà Đảng bộ, chính quyền và các dân tộc tỉnh Cà Mau đã đạt được thời gian qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Thời gian tới, tỉnh Cà Mau tiếp tục phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo để thực hiện, hoàn thành Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Tỉnh cần quan tâm làm tốt công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ngày càng hiệu quả, thiết thực hơn, thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng thời, phát huy tốt vai trò gương mẫu của các đảng viên, người có uy tín là dân tộc thiểu số trong cộng đồng trong tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc dân tộc. Đồng bào dân tộc thiểu số cần tăng gia sản xuất, làm giàu chính đáng thông qua các mô hình sản xuất, nuôi trồng có hiệu quả.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị tỉnh Cà Mau cần đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế-xã hội, kết cấu hạ tầng nông thôn; đảm bảo công tác an sinh an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, an ninh-quốc phòng; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, giáo dục, y tế, đào tạo việc làm... Cùng với đó, tỉnh cần triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh các giải pháp phát triển sản xuất, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển ổn định và bền vững...

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp phát triển các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ảnh: Kim Há/TTXVN

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được tái lập ngày 01/01/1997. Tỉnh có vị trí địa lý chiến lược khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển và nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Tỉnh Cà Mau hiện có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn; trong đó, có 13 dân tộc thiểu số với khoảng 53.272 người, 11.448 hộ. Đồng bào dân tộc thiểu số đông nhất là dân tộc Khmer với 9.671 hộ, khoảng 44.989 người; tiếp đến là dân tộc Hoa, Mường, Tày, Thái, Nùng, Chăm, Gia Rai, Ê đê, Si La, Cơ Ho, Xtiêng, Chu ru. 

Nhờ quan tâm chú trọng đến công tác dân tộc, thực hiện hiệu quả các chính sách về dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc nên tình hình kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Cà Mau đã có bước đột phá quan trọng. Đồng bào dân tộc thiểu số luôn phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống; quyết tâm cùng với chính quyền các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; đặc biệt tỉnh đã hoàn thành vượt chỉ tiêu giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm từ 3-4% (chỉ tiêu Đại hội lần thứ II đề ra là từ 2-3%). Vùng đồng bào dân tộc thiểu số có 100% trục đường liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và 50% đường trục ấp, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; 95% hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng điện thường xuyên, an toàn; 85% hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia.

Lao động trong độ tuổi là người dân tộc thiểu số được qua đào tạo đạt trên 50%; trong đó 30% được đào tạo nghề, 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 50% lao động xã hội. Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả được điển hình và nhân rộng. Trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được cải thiện rõ nét, nhiều gia đình có con em học đại học và trên đại học... đã có nhiều đóng góp cho xã hội và địa phương.

Tin, ảnh: Kim Há (TTXVN)
Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo
Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo

Ngày 25/9, tại thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang), Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị “Giao ban công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo quý 3/2019 và phương hướng nhiệm vụ quý 4/2019 của các tỉnh, thành khu vực phía Nam”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN