Thời tiết đầu xuân mát mẻ và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp là lý do khiến cứ mỗi dịp xuân về, các hoạt động du lịch lại nhộn nhịp. Theo các hãng du lịch trong nước, đầu năm mới, nhu cầu du lịch lễ hội, du lịch tâm linh của khách hàng thường tăng từ 25 - 30% với thời điểm bình thường trong năm. Tuy nhiên, đi du lịch là loại hoạt động tốn nhiều năng lượng, dễ gây đuối sức, thậm chí có thể khiến bạn phát bệnh nếu không có sự chuẩn bị tốt về tâm lý, thể lực, dinh dưỡng.
Nhộn nhịp du lịch đầu năm
Theo các doanh nghiệp lữ hành, sau dịp Tết du khách đang hướng đến loại hình du lịch hành hương, lễ hội. Lượng khách đi tour lễ hội và hành hương dịp sau Tết tại các doanh nghiệp lữ hành chiếm tỷ lệ từ 30 - 60% tổng số khách đăng ký. Ở miền Bắc, chùm tour hành hương miền Bắc hướng tới Yên Tử, Bái Đính kết hợp đi Hạ Long, Sa Pa, đền Đô. Xuôi về phương Nam, không thể bỏ qua Miếu Bà Chúa Xứ - Châu Đốc và Tây An cổ tự - điểm hành hương quan trọng của tỉnh An Giang và vùng lân cận. Các du khách cho biết, họ thường chọn thời điểm đầu xuân để đi du lịch hành hương để cầu bình an và may mắn trong cả năm cho bản thân và gia đình.
Trên khắp cả nước trong những dịp đầu xuân có hàng trăm lễ hội lớn nhỏ được tổ chức. Lễ hội truyền thống thu hút du khách vì không chỉ giúp cho mọi người nhớ về cội nguồn, tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình mà còn có phần hội với nhiều hoạt động độc đáo. Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hóa, xã hội khác như thi hát quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu... Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp.
Trong tháng giêng này, du khách có thể đến Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai… để được xem các lễ hội đầu xuân của người dân tộc. Người Tày, Nùng Tây Bắc còn có hội Lồng Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy, người Mông có hội Sắc bùa… Nếu là người lãng mạn, bạn có thể lên núi rừng Tây Bắc để cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngày hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể...
Bổ sung nước khi đi du lịch
Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi đi du lịch bạn cần ăn nhiều hơn bình thường do lúc này bạn đi lại, hoạt động nhiều, cơ thể mất rất nhiều calo, nước và muối khoáng. Tuy nhiên, vẫn cần ăn cân đối sao cho thực đơn hàng ngày đảm bảo đủ 4 nhóm chất cơ bản: bột đường, chất béo, đạm, vitamin và muối khoáng. Ăn đủ chất không những giúp bạn bù đắp được lượng calo, nước và muối khoáng bị mất đi mà còn giúp bạn không gặp phải các vấn đề về tiêu hóa mà những người đi du lịch thường gặp phải. Cần chú ý để phòng tránh rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng. Nên chọn những quán ăn có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, khi đi du lịch, cần bổ sung khoảng 2,2 - 2,5 lít nước/ngày nhưng thay vì uống nước đun sôi để nguội, nên uống nước có lợi cho sức khỏe, nửa tiếng uống một lần để bổ sung không chỉ nước mà cả một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Uống đủ nước không chỉ giúp cho quá trình trao đổi chất của cơ thể được thuận lợi mà nó còn giúp bạn có đủ sức lực cho cuộc hành trình. Hãy mang theo nước dù bạn đi đâu và nhớ uống nước cả ngày. Trên thị trường, hiện có rất nhiều loại đồ uống có nguồn gốc từ thiên nhiên như trà thảo mộc Dr Thanh, Trà xanh Không Độ..., có thể giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, rất tiện lợi để bổ sung nước khi đi du lịch, lại còn tốt cho sức khỏe.
Phương Chi