Vẫn chưa phát hiện dấu hiệu máy bay Malaysia bị nạn

Vào lúc 14 giờ 5 phút ngày 9/3, Đại tá Đoàn Bảo Quyết, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam cho biết: Hiện hai tàu Cảnh sát biển 2001 và tàu Cảnh sát biển 2003 Vùng Cảnh sát biển 4 đang triển khai tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tại vị trí nghi là có máy bay của Malaysia bị nạn. Tuy nhiên, lực lượng tìm kiếm của ta vẫn chưa phát hiện bất cứ dấu hiệu khả nghi nào từ chiếc máy bay mất tích.

 

 

Hai tàu Cảnh sát biển 2001 và 2003 đang có mặt ở vị trí nghi là máy bay Malaysia bị nạn.

 

Theo Đại tá Quyết, trên các tàu hiện có 35 thủy thủ đoàn gồm các bác sĩ và đầy đủ cơ số thuốc men, dụng cụ y tế sẵn sàng cấp cứu người bị nạn.


Hiện tại trên vùng biển nghi có máy bay bị nạn thời tiết tốt, sóng êm, nếu phát hiện được phương án khả nghi lực lượng Cảnh sát biển và Hải quân Việt Nam sẵn sàng ứng cứu.


Cũng trong ngày 9/3, tại Cục Hàng Không Việt Nam, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn cho biết, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.


Việt Nam đã có 3 tàu bay A56 cất cánh ra khu vực tìm kiếm cứu nạn trên biển. Tàu bay đầu tiên tiếp tục bay như ngày 8/3, mở rộng khu vực tìm kiếm lên phía Nam đảo Thổ Chu. Tàu bay thứ 2 đã tới hiện trường sáng 9/3 và một tàu nữa đã được điều tiếp ra hiện trường, khoảng 17 giờ ngày 9/3 sẽ đến nơi. Trên vùng tìm kiếm, lực lượng hải quân và cảnh sát biển đang theo sát tình hình.

Máy bay Boeing 777-200 hạ cánh xuống sân bay quốc tế Kuala Lumpur sau khi thực hiện chuyến bay thẳng từ Seattle (Mỹ) ngày 2/4/1997. Ảnh: AFP/ TTXVN


Sáng 9/3, thủy phi cơ, tuần thám biển tiếp tục ra vùng nghi máy bay mất tích để kiểm soát, đánh giá tình hình. Ngoài ra, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn đã thông báo trên hệ thống thông tin của biên phòng, tất cả các tàu cá phối hợp để công tác tìm kiếm cứu nạn được thực hiện tốt nhất.

Hiện đã có 6 nước đang tham gia tìm kiếm ở khu vực nghi máy bay Malaysia mất tích. Indonesia, Singapore cũng đã vào khu vực tìm kiếm. Mỹ và Trung Quốc dự kiến cũng sẽ cử máy bay bay dọc khu vực để trinh sát. Quan tâm lớn nhất là làm sao xác định được vị trí, tìm kiếm cứu hộ một cách nhanh nhất bởi có lực lượng đa quốc gia tham gia tìm kiếm cứu nạn, vì thế việc phối hợp các lực lượng phải nhịp nhàng, sao cho công tác tìm kiếm phải tốt nhất và phải vừa đảm bảo an ninh hàng hải, hàng không ở khu vực này.

Trong sáng nay, tại sân bay Cà Mau, Đại tá Trần Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 917 thuộc Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không không quân cho biết: Hai máy bay làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn chiếc máy bay dân dụng của Hãng hàng không Malaysia đã xuất phát.

Trước đó, Trung đoàn Không quân 917 nhận được lệnh sẵn sàng chuẩn bị các máy bay thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn chiếc máy bay dân dụng của Hãng hàng không Malaysia.

Công tác chuẩn bị được Trung đoàn tổ chức tại hai nơi: sân bay Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) chuẩn bị một máy bay và sân bay Cần Thơ chuẩn bị 3 máy bay làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn của Trung đoàn không quân 917 gồm 16 phi công.

Cảng hàng không sân bay Cà Mau tích cực phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng của đơn vị hoàn thành nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.


Viết Tôn-Minh Nguyệt- Kim Há


 

Nhà giàn sẵn sàng cứu nạn máy bay Malaysia mất tích
Nhà giàn sẵn sàng cứu nạn máy bay Malaysia mất tích

Chấp hành mệnh lệnh của Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng 2 đã điều tàu KN-774 đang làm nhiệm vụ trên biển lên đường đi cứu hộ, cứu nạn máy bay bị mất tích, đồng thời đã chỉ đạo cho các nhà giàn DK1, trạm radar 590 Côn Đảo tăng cường quan sát bằng kính quang học.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN