Mục đích của chương trình hành động nhằm tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đã được để ra trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX. Bên cạnh đó, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng diểm với lộ trình phù hợp, hiệu quả.
Nhiệm vụ của chương trình hành động là tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về bản chất của kinh tế tập thế, hợp tác xã nhất là hợp tác xã kiểu mới; vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế tập thế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về bản chất, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hợp tác xã trong điều kiện mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người dân; tránh tình trạng nhận thức không thống nhất, không đầy đủ, bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình hợp tác xã kiểu cũ; xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương...
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu để Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; tổ chức tôn vinh, khen thưởng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền nội dung Kết luận số 70-KL/TW đến các tầng lớp Nhân dân; định hướng, tuyên truyền, mở các chuyên mục trên báo, đài nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể; xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí lớn ở Trung ương và địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kinh tế tập thế, hợp tác xã; kịp thời phổ biến các mô hình thí điểm, các điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tổng kết, hoàn thiện hệ thống lý luận về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu đưa nội dung phát triển kinh tế tập thế, hợp tác xã vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục chính quy do Bộ quản lý theo Khung cơ cấu Hệ thống giáo dục quốc dân.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì nghiên cứu đưa nội dung phát triển kinh tế tập thế, hợp tác xã vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ quản lý theo Khung cơ cầu Hệ thống Giáo dục quốc dân.
Bộ Nội vụ hướng dẫn các cơ sở đào tạo của các bộ, ngành đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo của bộ, ngành. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, nghiên cứu đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể vào giảng dạy trong chương trình đào tạo của Học viện, các Học viện Chính trị khu vực và các trường bối dưỡng lý luận chính trị các cấp...
Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bố sung các chính sách ưu đãi về thuế cho các hợp tác xã để tạo điều kiện hỗ trợ hợp tác xã phát triển trong tình hình mới; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn việc kiểm toán hợp tác xã theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Luật Hợp tác xã năm 2012; phối hợp với các bộ, ngành, cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện các đề án, chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã theo phân cấp hiện hành và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách trung ương hàng năm...
Liên minh Hợp tác xã các cấp với vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên cần đẩy mạnh và đổi mới phương thức tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật hợp tác xã, lợi ích của hợp tác xã mang lại cho các thành viên để nâng cao nhận thức của người dân và các cấp, các ngành về hợp tác xã kiểu mới...
Liên minh Hợp tác xã các cấp nghiên cứu đề xuất đổi mới mô hình Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để tăng khả năng huy động nguồn lực từ thị trường, liên kết và thống nhất về cơ chế hoạt động của hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã từ trung ương đến địa phương; đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động để tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, dịch vụ công và một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, bộ, ngành, địa phương giao, ủy thác (kiểm toán, đào tạo, tín dụng, xúc tiến thương mại, công nghệ...) theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn...