Thủ tướng yêu cầu không phá cầu Long Biên

"Đừng dỡ cầu Long Biên nữa. Việc xây cầu mới cách cầu cũ 30m, 50m hay 200m thì Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội cần ngồi lại bàn bạc tính toán với nhau", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ sáng nay về dự án đường sắt đô thị số 1 và cầu Long Biên, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải Đinh La Thăng than phiền đã có nhiều hội thảo liên quan đến vấn đề gây tranh cãi này.

Quan điểm của Bộ Giao thông là thống nhất theo phương án trước đây đã được Thủ tướng đồng ý, đó làm cầu mới cách cầu Long Biên 30m. Theo ông Thăng, phương án này có chi phí thấp nhất, giải phóng mặt bằng ít nhất; còn theo phương án của Hà Nội và giải phóng mặt bằng thì không những chi phí cao mà thực tế cũng không làm được.

Đồ họa cầu đường sắt xây mới bên cạnh cầu Long Biên. Ảnh: Đ.L


"Quan điểm bảo tồn rất phức tạp. Trong khi đó tốc độ của dự án đường sắt số 1 quá chậm rồi. Đề nghị Thủ tướng chủ trì và có quyết định sớm", ông Thăng nói và cho rằng, phương án xây cầu mới cách cầu Long Biên cũ 186 m rất khó vì ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ, làm sao mà giải phóng mặt bằng được.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận "đưa cây cầu đi chỗ khác để bảo tồn nghe hơi lạ". Nhân có Phó chủ tịch UBND Hà Nội Vũ Hồng Khanh, Thủ tướng nói: "Khi làm việc với phía Pháp, Tổng thống và Thủ tướng Pháp đều muốn Việt Nam giữ nguyên cây cầu và Pháp sẽ góp phần tài trợ. Từ trước đến nay, quan điểm chung là giữ nguyên cầu Long Biên, còn việc làm cây cầu mới ở vị trí nào thì các đơn vị bàn bạc tùy theo công năng và mục đích sử dụng cho phù hợp".

"Còn cầu mới để dành cho đường sắt cần bàn cho cụ thể. Đừng dỡ cầu Long Biên nữa. Việc xây cầu mới cách cầu cũ 30m, 50m hay 200m thì Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội cần ngồi lại bàn bạc tính toán với nhau", Thủ tướng nhấn mạnh.


Nguyễn Hưng (Theo VnExpress)
Ứng xử với “di sản” cầu Long Biên - Bài cuối: Tạo sự đồng thuận xã hội
Ứng xử với “di sản” cầu Long Biên - Bài cuối: Tạo sự đồng thuận xã hội

Theo ý kiến chung của nhiều chuyên gia và người dân, trước khi lên kế hoạch, tiến hành di dời hoặc xây mới cầu Long Biên, Bộ Giao thông Vận tải cần tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn ở nhiều ngành khác nhau và lấy ý kiến dư luận.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN