Phát huy vai trò của các tôn giáo trong hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề

Ngày 24/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dự và chủ trì hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thế Anh/TTXVN

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, đây là lần đầu tiên sau ngày đất nước giải phóng, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị biểu dương các tôn giáo tham gia hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề. Hội nghị được tổ chức góp phần khẳng định chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những năm qua công tác trợ giúp xã hội và dạy nghề trong cả nước đã có bước phát triển nhanh chóng, gồm cả các cơ sở công lập và ngoài công lập; qua đó góp phần tích cực trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt và bồi dưỡng, đào tạo nghề cho người lao động.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, các tôn giáo trong việc tham gia phát triển hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời mong muốn các tổ chức tôn giáo tiếp tục phối hợp với MTTQ Việt Nam, ngành lao động - thương binh và xã hội tích cực tham gia xã hội hóa, phát triển hoạt động trợ giúp xã hội và dạy nghề.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân lưu ý các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát huy vai trò các tôn giáo tham gia xã hội hóa các hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề; hướng dẫn, tạo điều kiện về các thủ tục theo quy định của pháp luật để các tổ chức tôn giáo thành lập trung tâm dạy nghề, cơ sở bảo trợ xã hội... góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân trao tặng Bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề nhiều năm qua. Ảnh: Thế Anh/TTXVN

Thời gian qua, các tôn giáo đã tích cực tham gia, đóng góp vào hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng lao động.

Đến nay, cả nước có 113 cơ sở trợ giúp xã hội thuộc các tổ chức tôn giáo được thành lập theo quy định của pháp luật; hàng chục cơ sở khác đang được hướng dẫn để thành lập Trung tâm bảo trợ xã hội. Các cơ sở này đang chăm sóc, nuôi dưỡng gần 12.000 đối tượng, trong đó chủ yếu là trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật, người cao tuổi không nơi nương tựa và đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Về công tác dạy nghề, cả nước hiện có 12 trường và trung tâm dạy nghề do các tổ chức tôn giáo thành lập, hàng năm đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động.
 
Dịp này, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tặng Bằng khen cho 20 tập thể và 27 cá nhân tiêu biểu trong các hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề.

Thu Hoài (TTXVN)
Trợ cấp cho 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện
Trợ cấp cho 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện

Năm 2017, thành phố Hà Nội triển khai một loạt các chương trình, kế hoạch nhằm đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện một số chính sách đặc thù để hỗ trợ hộ nghèo, đối tượng chính sách xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN