Nhiễm liên cầu khuẩn vì ăn tiết canh vịt 'giả'


Theo Bệnh viện Nhiệt Đới Tp.Hồ Chí Minh, thời gian gần đây xuất hiện nhiều trường hợp nhập viện do ăn thịt lợn không rõ nguồn gốc với những biểu hiện thường gặp như: buồn nôn, đau đầu, sốt… chỉ sau khi ăn một ngày.

Bên cạnh đó, lại có những trường hợp cũng bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn mặc dù không hề ăn tiết canh lợn hay tiếp xúc với tiết lợn, thịt lợn. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân này lại thừa nhận trước đó họ có ăn tiết canh vịt nhưng thực chất đó là tiết canh được chế biến từ tiết lợn.


Bác sĩ Nguyễn Hoan Phú, Phó Khoa Nhiễm Việt – Anh, Bệnh viện Nhiệt Đới Tp.Hồ Chí Minh cho biết: “Tiết canh vịt dù có độc hại đi nữa cũng không thể nào khiến người bệnh bị liên cầu khuẩn lợn được. Hơn nữa, mỗi một con vịt chỉ cho một bát tiết nhỏ. Trong khi đó, tại Tp.Hồ Chí Minh “la liệt” hàng quán bán tiết canh vịt, nhu cầu khách hàng cần bao nhiêu quán cũng đáp ứng được hết. Người bán dùng tiết lợn để ở ngăn đá rồi làm tiết canh vịt mới khiến bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn.”

Nhiễm liên cầu khuẩn vì ăn tiết canh. Ảnh minh họa.



Bác sĩ Phú cho biết thêm: Bệnh này thường xuất hiện tại miền Nam. Trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 40 bệnh nhân, phần lớn các bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn thường bị viêm màng não. Con số này càng ngày càng tăng với nhiều ca dương tính.

Trong đó, Khoa Nhiễm Việt – Anh đang tiếp nhận một trường hợp nghi nhiễm liên cầu khuẩn lợn và đang lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Hiện nay loại bệnh này vẫn còn nhạy cảm với một số kháng sinh nên việc điều trị khá thuận lợi. Vấn đề nằm ở việc chuẩn đoán và điều trị sớm hay muộn.

Nếu sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn; những trường hợp diễn tiến nặng như sốc nhiễm trùng thì sẽ xuất hiện những tổn thương, hoại tử lan rộng dẫn đến phù não, tử vong hoặc để lại các biến chứng nặng nề như ngớ ngẩn, động kinh, điếc…

Phía cơ quan thú y cũng chỉ kiểm soát được những con lợn có biểu hiện bệnh bên ngoài như thịt thối, xuất huyết da… còn biểu hiện của lợn nhiễm liên cầu khuẩn không rõ ràng, rất giống với bệnh truyền nhiễm khác trên lợn nên rất khó phát hiện bằng mắt thường.

Thậm chí, vi khuẩn này thường nằm trong những con lợn bình thường, khỏe mạnh.

Vì vậy, ngành y tế khuyến cáo người dân, khi tiếp xúc với thịt, tiết lợn nên mang găng tay. Phụ nữ nội trợ khi làm thịt lợn cũng mang găng tay để tránh trường hợp lây bệnh từ miếng thịt bị nhiễm qua các vết thương có sẵn ở tay….

Ngoài ra, không nên ăn tiết canh, cổ họng, lòng lợn chế biến chưa chín kĩ.


TTXVN/ Tin Tức



Lan Phương
Một người Hà Nội chết do ăn tiết canh lợn
Một người Hà Nội chết do ăn tiết canh lợn

Bệnh nhân nam 51 tuổi, ở quận Tây Hồ, Hà Nội, đã tử vong với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn. Trước đó, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN