Khánh Hòa khẩn trương sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch về việc sáp nhập thôn, tổ dân phố chưa đủ điều kiện theo quy định về quy mô số hộ gia đình ở mỗi thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh.

Làm nghề đan giỏ cần xé tại thôn Suối Cát, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). Ảnh minh họa: Phan Sáu/TTXVN

Mục đích chính của công tác này là sắp xếp, cơ cấu lại số thôn, tổ dân phố đảm bảo các yêu cầu đặt ra; đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2018 của Chính phủ về: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 6( khóa XII), Kế hoạch của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Theo quy định của Nhà nước, ở vùng đồng bằng, mỗi thôn phải có từ 400 hộ gia đình trở lên. Ở vùng miền núi, hải đảo, thôn phải có từ 200 hộ gia đình trở lên. Tổ dân phố ở vùng đồng bằng phải có từ 500 hộ gia đình trở lên/tổ; ở vùng miền núi, hải đảo phải có từ 300 hộ gia đình trở lên.

Khánh Hòa có 990 thôn, tổ dân phố thuộc 140 đơn vị hành chính cấp xã của 9 huyện, thị xã, thành phố. Số liệu thống kê đến tháng 4/2018 tại Khánh Hòa cho thấy, so với điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BNV của Bộ Nội vụ, chỉ có 5% số tổ dân phố của tỉnh này có quy mô hộ gia đình đạt chuẩn theo quy định (23/495 tổ dân phố), 95% số tổ dân phố còn lại có quy mô số hộ gia đình chưa đạt mức theo quy định. Chỉ có 56% số thôn (275/495 thôn) có quy mô hộ gia đình đạt chuẩn theo quy định, 11% số thôn có quy mô số hộ gia đình đạt mức dưới 50% tiêu chuẩn quy định.

Theo kế hoạch này, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo UBND các huyện, thị, thành phố khẩn trương, cương quyết sắp xếp, sáp nhập lại các thôn, tổ dân phố không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định. Qua đó, xây dựng đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố, tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình về đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố trong khu vực các thôn, tổ dân phố được sáp nhập.


Bên cạnh đó, Sở Nội vụ tổng hợp, thẩm định, trình UBND tỉnh để cơ quan này trình Hội đồng nhân dân tỉnh vào kỳ họp giữa năm 2019 để thông qua. Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ ban hành quyết định sáp nhập thôn mới, tổ dân phố mới, phù hợp với yêu cầu thực tế.

UBND tỉnh Khánh Hòa đặt ra yêu cầu là việc sáp nhập này không làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp xã. Các thôn, tổ dân phố trong diện sáp nhập phải có vị trí liền kề nhau; địa hình không bị chia cắt phức tạp, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của nhân dân.

Tiên Minh (TTXVN)
Đầu tư lớn cho khu vực nông thôn sáp nhập về Hà Nội
Đầu tư lớn cho khu vực nông thôn sáp nhập về Hà Nội

Để phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, giảm khoảng cách chênh lệch mức sống, Hà Nội đã có riêng chương trình 02 của Thành ủy. Chương trình huy động nguồn lực từ ngân sách, người dân, doanh nghiệp phát triển hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ngoại thành.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN