Đối với tiểu chủ đề 1 về “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: vấn đề đặt ra và nhu cầu đổi mới quản trị công”, các báo cáo viên đã trao đổi, thảo luận sâu về thực tiễn phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, những cơ hội, thách thức và vấn đề đặt ra đối với quản trị công, ý nghĩa của quản trị công và các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị công, quan hệ giữa quản trị công với phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu đổi mới quản trị công nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của nhà nước trong thúc đẩy quản trị công nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xu thế phát triển của quản trị công trên thế giới và trong khu vực. Đồng thời, các học giả, nhà thực tiễn trong khu vực cũng chia sẻ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong đổi mới quản trị công nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, quản trị công vì mục tiêu phát triển bền vững.
Trong tiểu chủ đề 2 “Đổi mới quản trị công nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, các đại biểu đề cập đến yêu cầu đổi mới tư duy quản trị với những thách thức đặt ra đối với tư duy và mô hình quản lý nhà nước truyền thống. Các nội dung được trao đổi tại phiên chuyên đề này tập trung vào xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền theo yêu cầu đổi mới quản trị công, đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ vì mục tiêu quản trị công tốt, đổi mới phân cấp, phân quyền giữa trung ương - địa phương; sự phối hợp giữa trung ương và địa phương theo yêu cầu quản trị công tốt, thực tiễn thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình đáp ứng yêu cầu quản trị công tốt.
Các đại biểu cũng chia sẻ về việc huy động sự tham gia của người dân và chủ thể trong xã hội hướng tới mục tiêu quản trị công tốt, xây dựng quan hệ đối tác, hợp tác để thúc đẩy quản trị công tốt, kiểm soát tham nhũng trong quản trị công, đổi mới cung ứng dịch vụ công đáp ứng yêu cầu quản trị công tốt, áp dụng công nghệ, chuyển đổi số thúc đẩy quản trị công tốt…
Tiểu chủ đề 3: “Xây dựng năng lực quản trị công nhằm thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế – xã hội”, nhấn mạnh tới bản chất đa chủ thể, đa trung tâm và nhiều cấp độ của quản trị công, với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, những người phải có kiến thức và kỹ năng để đạt hiệu quả. Do đó, điều quan trọng là phải xây dựng năng lực quản trị công cho các chủ thể tham gia, đặc biệt là công chức với tư cách là chủ thể chính trong thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung được tập trung trao đổi trong tiểu chủ đề này là quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: cơ hội, thách thức, yêu cầu đặt ra đối với nâng cao năng lực quản trị công của lãnh đạo, quản lý, quản lý, phát triển nguồn nhân lực trong quản trị công nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu quản trị công tốt.
Ngoài ra, đại biểu trao đổi về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị công nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội; nâng cao năng lực quản trị công, hợp tác quốc tế trong xây dựng năng lực quản trị công tốt, đáp ứng yêu cầu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững.