Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất đối với đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố về việc sử dụng ngân sách địa phương để tăng hỗ trợ cho các lực lượng tuyến đầu làm công tác phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố thêm 70% so với mức hiện nay do Chính phủ và HĐND thành phố quy định (trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 389/VPCP-KTTH ngày 24/5/2021 của Văn phòng Chính phủ). Thời gian áp dụng từ ngày 1/5/2021.
Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố trình Thường trực HĐND thành phố xem xét thông qua để tổ chức triển khai thực hiện ngay việc hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ, đúng mức, đúng đối tượng, tránh tiêu cực, thất thoát, lãng phí và báo cáo lại HĐND thành phố tại kỳ họp gần nhất của HĐND thành phố.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để đảm bảo yêu cầu lãnh đạo trúng, đúng, kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống dịch, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở, thôn, tổ dân phố, cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng, của thành phố về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, càn tập trung đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng, chống dịch COVID-19 trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tuyệt đối không chủ quan nhưng cũng không hoang mang, lo lắng thái quá, đặc biệt cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc chấp hành nghiêm các quy định trong khu vực cách ly tập trung, những nơi có dịch.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở truyền thông sâu rộng, định hướng dư luận, ổn định tâm lý xã hội, tạo được sự tham gia, hưởng ứng tích cực, đồng thuận của mọi người dân trong công tác phòng, chống dịch, hạn chế sự lây lan trong cộng đồng; đấu tranh, ngăn chặn thông tin sai, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố cử cán bộ phát ngôn để bảo đảm thống nhất trong việc cung cấp thông tin của thành phố. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục kêu gọi, vận động hưởng ứng cuộc vận động quyên góp ủng hộ đối với công tác phòng, chống dịch trong cộng đồng, tổ chức, cá nhân để bổ sung nguồn lực cho thành phố trong công tác phòng, chống dịch, nhất là phục vụ việc mua và tiêm vaccine cho nhân dân.
Các đơn vị chức năng cần thần tốc truy vết, cách ly, khoanh vùng, tăng cường mở rộng xét nghiệm sàng lọc sớm, kịp thời phát hiện ca bệnh mới phát sinh, tăng tần suất xét nghiệm đối với các trường hợp F1 (so với quy định của Bộ Y tế) để sớm phát hiện ca dương tính, tránh lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung; thực hiện tết công tác chữa trị, hạn chế thấp nhất ca tử vong do COVID-19; chú trọng bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên y tế, nhất là lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch, không để lây nhiễm SARS-CoV-2.
Các cấp, các ngành, các quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị cần chủ động rà soát, bổ sung kịch bản phòng, chống dịch theo nguyên tắc “3 lớp”, “3 trước” (nhận diện trước; chuẩn bị phương án, lực lượng, vật tư trước; phát hiện, hành động, xử lý trước) và “4 tại chỗ” trong mọi cấp độ dịch, kế cả mức cao nhất; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các phương án, kịch bản đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, đảm bảo sẵn sàng các trang thiết bị, vật tư y tế, cơ sở, vật chất, hậu cần, nguồn nhân lực tham gia phòng, chống dịch.
Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, đơn vị quản lý.
Thành phố cần đảm bảo cung ứng đầy đủ lương thực, thực phẩm, hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt, khan hiếm hàng hóa, có phương án dự trữ sẵn sàng cung ứng trong mọi tình huống.
Hà Nội tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập, trong các khu công nghiệp, khu chung cư, trụ sở các tập đoàn, tổng công ty, khu văn phòng cho thuê, ký túc xá, nhà trọ, khu nhà ở công nhân... có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh.
Các quận, huyện, thị xã cần rà soát các kịch bản, tổ chức tập huấn, diễn tập phương án phòng, chống dịch theo các cấp độ. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, chủ đầu tư cần quản lý cán bộ, nhân viên, người lao động, tích cực phổi họp với các cấp ủy, chính quyền địa phương trong phòng, chống dịch.
Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố báo cáo, đề xuất Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố đề xuất Ban Chỉ đạo Quốc gia phân luồng các chuyến bay quốc tể về các sân bay khác trong nước nhằm giảm tải cho sân bay Nội Bài và giảm tải cho các khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội.
UBND thành phố cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong giải quyết công việc; tùy vào mức độ nguy cơ lây lan dịch bệnh để tổ chức phương án làm việc phù họp, khuyến khích các đơn vị khác tổ chức cho cán bộ, nhân viên làm việc luân phiên (trừ các lực lượng vũ trang, y tế và các lực lượng khác theo quy định) bảo đảm hiệu quả, an toàn để hạn chế tiếp xúc và giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Thành phố Hà Nội cần tăng cường kiểm tra, giám sát; siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.