Giải pháp nào với tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội đang phổ biến

Chiều 27/10, tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV, các đại biểu tiếp tục thảo luận trực tuyến về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020… Bên lề Kỳ họp, một số đại biểu có những chia sẻ về vấn đề tình trạng nợ đọng bảo hiểm và cách tháo gỡ, thể hiện trong luật trong thời gian tới.  

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội): Việc khởi kiện doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội khó thực hiện    

Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế là hai chính sách an sinh quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết. Tôi nhất trí cao của các báo cáo của Chính phủ và đăc biệt là hai báo cáo thẩm tra của Uỷ ban xã hội của Quốc hội với các kiến nghị rất rõ.  

Video Đại biểu Nguyễn Phi Thường thảo luận ở tổ về vấn đề Bảo hiểm xã hội:

Tuy nhiên, tôi cũng có những lưu ý như sau:  

Hiện nay, tình trạng nợ đọng trong Bảo hiểm xã hội tăng rất cao. Nợ đọng đóng tiền bảo hiểm xã hội có chiều hướng tăng nhanh với những tác động của dịch COVID-19, ảnh hưởng đến quyền của người lao động, đặc biệt là an sinh xã hội. Doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội thì người lao động không được giải quyết những việc như: Ốm đau, Thai sản, Tử tuất hoặc tiền lương. Trong khi đó người lao động hoàn thành nghĩa vụ của mình. Điều này khiến nhiều vụ tranh chấp khiếu kiện xảy ra. Đó là trường hợp sinh con thứ 2 khi việc giải quyết thai sản khi sinh con thứ nhất chưa xong; có người nghỉ hưu mấy năm nhưng chưa nhận được sổ hưu. Doanh nghiệp vi phạm nhưng người lao động chịu hậu quả.  

Hành vi trốn đóng Bảo hiểm xã hội hoặc đóng không đúng mức tiền lương người lao động đang diễn ra. Hiện có khoảng 50% doanh nghiệp, 30% người lao động có quan hệ lao động nhưng không được tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nhiều doanh nghiệp có tình trạng xây dựng hai bảng lương: Một bảng lương trả cho người lao động, một bảng lương đưa ra với Bảo hiểm xã hội. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Mặc dù làm sai nhưng để khởi kiện doanh nghiệp không nghiêm túc rất khó khăn và gặp nhiều vướng mắc.

Hiện nay, thực hiện quy định điều 191 Bộ luật Luật tố tụng dân sự và điều 14 của Luật bảo hiểm xã hội, từ ngày 1/1/20216, chức năng khởi kiện Bảo hiểm xã hội được chuyển từ cơ quan bảo hiểm sang tổ chức Công đoàn. Tổ chức Công đoàn có quyền đại diện cho người lao động khởi kiện doanh nghiệp ra tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tuy nhiên, gần 6 năm qua, chưa có  doanh nghiệp nào vi phạm mà được toà án đưa ra xét xử do vướng về mặt pháp lý.  

Cụ thể, dù tổ chức Công đoàn đã chuyển hơn 500 hồ sơ sang toà án nhưng hiện nay vị trí vai trò Công đoàn cơ sở không thực hiện chức năng này. Đặc biệt, Chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm, ăn lương của doanh nghiệp nên rất khó thực hiện. Vì vậy khi sửa đổi luật Bảo hiểm xã hộ, tôi đề nghị nghiên cứu giao quyền khởi kiện cho toà xét xử.  

Hiện nay, công tác quản lý nhà nước thiếu hiệu quả, tuy thanh kiểm tra. Tuy số vụ thanh kiểm tra nhiều nhưng xử lý vi phạm ít, không có cơ chế hành chính nên nhiều doanh nghiệp không thực hiện xử phạt hành chính của cơ quan chức năng. Dù Bộ luật hình sự nămg 2015, điều 213, 216 đưa một số hành vi gian lận. Nhưng sau 5 năm áp dụng gần như chưa có doanh nghiệp nào bị xét xử. Từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp trốn đóng Bảo hiểm xã hội nhờn luật, không công bằng với doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Tình hình nợ đọng trốn đóng diễn ra ngày càng phổ biến.  

Chính sách Bảo hiểm xã hội vẫn vẫn còn chế. Chính sách có nhiều thay đổi theo hướng cắt giảm quyền lợi của người tham gia, cùng với công tác tuyên truyền chưa tốt tạo tâm lý chưa yên tâm trong một bộ phận đội ngũ công nhân lao động của doanh nghiệp khi tham gia. Thủ tục giải quyết bảo hiểm lao động ở một số nơi chậm được cải thiện. Nhận thức của công nhân lao động hạn chế nên có trường hợp công nhân lao động viết đơn đề nghị người sử dụng lao động không được đóng Bảo hiểm xã hội cho mình. Bên cạnh đó, việc tăng tuổi nghỉ hưu, tăng số năm đóng Bảo hiểm xã hội… làm ảnh hưởng tâm lý, khiến cho một bộ phận người lao động thiếu tin tưởng vào chính sách Bảo hiểm xã hội của Nhà nước. Số lao động thanh toán Bảo hiểm xã hội một lần tăng cao trong thời gian vừa qua…  Quy định Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp thiếu đồng bộ. Trong khi Bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia từ 1 tháng trở lên thì Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế tham gia bắt buộc từ 3 tháng trở lên.  

Việc giải quyết quyền lợi cho người lao động khi doanh nghiệp đóng cửa, phá sản khó khăn do thiếu cơ sở pháp luật. Hiện doanh nghiệp phá sản, đóng cửa cơ sở, chủ bỏ trốn, nợ tiền bảo hiểm xã hội không có hướng giải quyết, dẫn đến bức xúc khiếu kiện, gây nên tình trạng bất ổn. Tôi đề nghị, trường hợp này nhà nước trích từ quỹ bảo hiểm xã hội đóng và giải quyết kịp thời chế độ cho người lao động.

Tôi cũng đề nghị cân nhắc kỹ quy định người lao động thanh toán Bảo hiểm xã hội một lần. Thực tế thanh toán bảo hiểm xã hội một lần là nhu cầu thực tiễn của người lao động. Vì vậy thay vì ban hành chính sách cực đoan, cắt giảm quyền lợi của người lao động thì luật cần đưa ra các hàng rào kỹ thuật để hạn chế bằng các quy định thanh toán một lần thay vì sau 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm. Không nên giảm quyền lợi của người lao động.  

Tính minh bạch của bảo hiểm xã hội cần được rõ ràng. Hiện nay, quỹ bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp đóng 22%, người lao động đóng 10 - 15%. Tôi đề nghị định kỳ công bố công khai trách nhiệm cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tránh trường hợp hiện nay quỹ có kết dư quá lớn.  

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2020, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 1.125.236 người, gấp 2 lần so với năm 2019. Trong đó, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện so với lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2020 là 2,33%. Tổng số tiền thu bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020 là 3.969 tỷ đồng, còn tổng số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020 là 137,6 tỷ đồng. 

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội):

Kết dư Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp cần chi cho người lao động 

Tôi nhất trí cao với đề xuất và kiến nghị của Uỷ ban Xã hội của Quốc hội cung cấp về chính sách và thực hiện Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, Quỹ bảo hiểm xã hội kết dư quá nhiều (gần 1 triệu tỷ đồng - PV). Từ đó, cần xem lại tỷ lệ chi, mức chi, nội dung chi cho các đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, bắt buộc và thất nghiệp. Đặc biệt trong năm 2020, người dân và doanh nghiệp bị sự ảnh hưởng của COVID- 19 khá lớn nhưng tại sao thu lại tăng?

Năm 2020, tổng số thu Bảo hiểm xã hội đạt kế hoạch đề ra với mức 265.692 tỉ đồng. Trong đó, số thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng 6,25%, cho dù tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng thu của năm 2019. Cần xem lại tỷ lệ thu nếu đọng cao quá để kết dư thì người lao động và doanh nghiệp không chịu nổi. Doanh nghiệp và người lao động rất khổ. Phần kết dư của các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp cần được chi cho người lao động, doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19.  

Lê Vân/Báo Tin tức
Ngày 27/10, Quốc hội thảo luận về thực hiện chính sách quản lý, sử dụng bảo hiểm xã hội
Ngày 27/10, Quốc hội thảo luận về thực hiện chính sách quản lý, sử dụng bảo hiểm xã hội

Theo chương trình Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, ngày 27/10 Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về cơ chế, chính sách đặc thù ở 4 địa phương và tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN