Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ III:

Doanh nghiệp công nghệ số là hạt nhân chuyển đổi số

Diên đàn "Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế" đã tập trung vào các giải pháp chuyển đổi số đột phá giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi, phát triển bền vững sau đại dịch.

Phát triển nền tảng số quốc gia

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, kể từ Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số lần 1 vào năm 2019, các doanh nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số được thống nhất dưới một cái tên là doanh nghiệp công nghệ số. Doanh thu của cộng đồng này năm 2021 ước đạt trên 135 tỷ USD.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, tại Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số lần thứ nhất năm 2019, các doanh nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số được thống nhất dưới một cái tên là doanh nghiệp công nghệ số. 

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT phát biểu tại Diễn đàn.

Tiếp đó, tại Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số lần thứ hai năm 2020, Make in Vietnam đã trở thành ngọn cờ kêu gọi các doanh nghiệp thiết kế tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam. Thay vì làm gia công, lắp ráp thì hãy làm sản phẩm. Giải bài toán Việt Nam và từ cái nôi Việt Nam sẽ đi ra toàn cầu. “Tại Diễn đàn lần hai này, chúng ta đã trịnh trọng tuyên bố: “Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Vietnam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng”. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Năm 2021, mặc dù đại dịch bùng phát mạnh nhưng số lượng doanh nghiệp và doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vẫn tăng trưởng gần 10%. Năm 2021, đã có nhiều hơn các sản phẩm số Việt Nam tiêu biểu, đã hướng vào giải các bài toán Việt nam, đã có nhiều hơn số sản phẩm ra nước ngoài, thứ hạng Việt Nam về công nghệ số đã tăng lên.

“Tại Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số lần thứ ba năm nay, các doanh nghiệp công nghệ số hãy nhận lấy trách nhiệm phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Các nền tảng số quốc gia sẽ được nêu tên và được giao cho từng doanh nghiệp. Nhận phát triển các nền tảng số này là nhận sứ mệnh quốc gia. Bởi vì các nền tảng này chính là hạ tầng của nền kinh tế số, và không chỉ vậy, chúng còn giữ lại Việt Nam tài nguyên dữ liệu của người Việt Nam” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo.

Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn này của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là đóng vai trò trung tâm của quá trình chuyển đổi số (CĐS) Việt Nam. Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thể hiện cam kết mạnh mẽ của người đứng đầu Chính phủ. Phiên họp đầu tiên của Uỷ ban ngày 30/11/2021 đã thống nhất các vấn đề về nhận thức, cách tiếp cận Việt Nam, bám sát tầm nhìn và các chiến lược quốc gia về hạ tầng số, công nghiệp công nghệ số, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, từ đó đề ra một kế hoạch cụ thể cho năm 2022.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam gần như đã sẵn sàng cho một sự phát triển số mạnh mẽ: Một thị trường trẻ và đủ lớn để có thể nhanh chóng thương mại hoá các ý tưởng số mới; nhiều doanh nghiệp công nghệ số năng động. Chỉ cần thêm một cú huých là Chính phủ hoàn thiện thể chế số, hợp pháp hoá các tài sản số, sản phẩm và dịch vụ số và được pháp luật bảo vệ, mở ra không gian đổi mới cho các doanh nghiệp công nghệ số, cho phép họ thử nghiệm trước khi đưa vào quản lý, Chính phủ tiêu dùng công nghệ số nhiều hơn và Chính phủ đầu tư nhiều hơn vào công nghệ số.

Chuyển đổi số tạo ra ba xu thế lớn: Phi trung gian hoá, phi tập trung hoá và phi vật chất hoá. Phi trung gian hoá thông qua kinh tế nền tảng. Thí dụ của nó là sàn thương mại điện tử. Phi tập trung hoá thông qua kinh tế chia sẻ. Thí dụ của nó là dịch vụ gọi xe công nghệ. Phi vật chất hoá là ảo hoá các sản phẩm và dịch vụ vật lý, như sách điện tử, âm nhạc số, mô phỏng thế giới vật lý bằng thực tế ảo. Cả ba xu thế này đều làm cho nền kinh tế của chúng ta hiệu quả hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Kinh tế số là nền kinh tế dựa trên dữ liệu. Vì vậy mà chính sách về dữ liệu có vai trò quyết định cho kinh tế số. Dữ liệu số giống như đất đai. Một loại đất đai mới. Càng nhiều dữ liệu thì càng nhiều đất đai. Canh tác trên đất đai này bằng công nghệ số sẽ tạo ra giá trị. Chuyển đổi số tạo ra một loại đất đai mới, có người thì gọi là tài nguyên, có người thì gọi là dầu mỏ. Trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại của mình, con người chỉ có tiêu xài tài nguyên mà chưa từng bao giờ tạo ra tài nguyên. Chính phủ sẽ có một chiến lược về dữ liệu để tạo ra nhiều dữ liệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác dữ liệu này để tạo ra giá trị. Đồng thời với nó là nghị định của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Doanh nghiệp công nghệ số là hạt nhân, là nòng cốt để thúc đẩy CĐS quốc gia, để chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp Việt Nam thành doanh nghiệp số, mọi tổ chức Việt Nam thành tổ chức số, mọi công dân Việt Nam thành công dân số. Nhưng họ cần thị trường để nuôi sống họ. Họ cần được tiếp cận và tham gia vào các dự án CĐS, cả của Nhà nước và của các doanh nghiệp. Việc Bộ TTTT công khai các dự án CĐS sẽ là một thúc đẩy CĐS.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chủ yếu dựa vào công nghệ số. Khoa học công nghệ của thập kỷ này cũng là công nghệ số. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tập trung vào tự động quá, thông minh hóa. Các doanh nghiệp công nghệ số cần hành động nhanh, hiệu quả.

Tầm nhìn mới trong chuyển đổi số

Tại Diễn đàn, bài toán chuyển đối số được các doanh nghiệp công nghệ thảo luận trong từng ngành từ du lịch, logistic, nông nghiệp, y tế, năng lượng... để thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số để đẩy mạnh giao thương.

Chú thích ảnh
Quang cảnh trao đổi, tham luận tại Diễn đàn.

Đại diện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, được ví như "mạch máu của nền kinh tế", Ông Kurt Bình, sáng lập và CEO công ty Smartlog cho biết nhiều năm trước, không ai nghĩ Việt Nam có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ logistics có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với thế giới, không chỉ cung cấp cho nội địa mà còn vươn ra toàn cầu.

Đại diện Smartlog cho hay, giai đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng trong đợt dịch vừa qua càng chứng minh cho tầm quan trọng của logistics đối với nền kinh tế. Chi tiêu cho ngành này chiếm hàng chục tỷ USD, nhưng vẫn tồn đọng nhiều hạn chế.

Ông Kurt Bình nhận định, logistics Việt còn phân mảnh, thiếu sự liên kết. Thứ hai là lãng phí phương tiện. Thứ 3 là chuyển đổi số không đồng nhất. Ví dụ, một doanh nghiệp, tài xế có thể dùng hàng chục ứng dụng logistics khác nhau, thể hiện sự kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, với sự bùng nổ của thương mại điện tử gây ra hệ luỵ là lưu lượng xe vận chuyển ngày càng nhiều, khiến tắc nghẽn, khí thải, tai nạn, quy hoạch hạ tầng... (phí tổn ngoại biên).

"Doanh nghiệp không tự giải quyết mà cần sự hỗ trợ của Nhà Nước để giảm thiểu tác động đó, trong đó chuyển đổi số là một giải pháp, dựa trên dữ liệu. Cần có tầm nhìn mới về chuyển đổi số trong logistics", ông Kurt Bình đề xuất.

Còn ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cho rằng: Bình thường Xanh của mình. Với phương châm "Doanh nghiệp là trụ cột phát triển kinh tế" của Chính phủ, FPT đã đặt mục tiêu vượt qua COVID-19 nên mang đến giải pháp "vaccine công nghệ" nhằm đáp ứng tức thời, hiệu quả bền lâu, thôi thúc và giúp đỡ doanh nghiệp chống dịch, phát triển kinh tế, giải quyết bài toán an sinh xã hội.

Sau khi triển khai, đã có hơn 3.000 doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng miễn phí FPT Ecovax. Sau 4 tháng có hơn 10.000 doanh nghiệp tiếp cận. Với giải pháp này, doanh nghiệp chỉ cần tối đa 5 ngày là có thể sử dụng được.

Với lợi thế có mặt tại 27 quốc gia, FPT hiểu cách chống dịch ở nhiều nơi tập đoàn quan sát, tìm ra và phát triển giải pháp tối ưu và phù hợp hơn với Việt Nam. Với lợi thế có 20.000 kỹ sư, FPT đã nhanh chóng năng lực, công nghệ và 100% giải pháp này được tạo nên sản phẩm bằng bàn tay và trí lực của người Việt.

Với diễn biến dịch bệnh thế này, FPT dự kiến tiếp tục duy trì "kháng thể" bằng cách dùng công nghệ để đi nhanh hơn COVID-19 thay vì đẩy lùi. Đồng thời, qua diễn đàn này, ông Khoa kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp cùng chuyển đổi số quốc gia, kiến tạo nên chính quyền số, kinh tế số, xã hội số....

Cũng tại Diễn đàn, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh sách 35 nền tảng công nghệ số quốc gia. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, nền tảng số là hệ thống thông tin trực tuyến, có thể sử dụng ngay đơn giản, dễ dàng phổ biến. Nền tảng số càng có nhiều người sử dụng, chi phí càng rẻ. Sau đó, các cộng đồng doanh nghiệp công nghệ lên sân khấu nhận nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia.

Một điểm nhấn của diễn đàn là Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021, nơi tôn vinh các doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam.

Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2021 là giải thưởng uy tín do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Giải thưởng gồm 4 Hạng mục: Thu hẹp khoảng cách số; Giải pháp số xuất sắc; Sản phẩm số xuất sắc; Nền tảng số xuất sắc. 
Top 10 của 4 hạng mục:
Giải Vàng:
- Thu hẹp khoảng cách số: Nền tảng tạo đề thi, bài tập online Azota
- Giải pháp số xuất sắc: Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc
- Sản phẩm số xuất sắc: Bộ thiết bị Mesh wifi VNPT
- Nền tảng số xuất sắc: Nền tảng TMĐT Vỏ sò Viettel
Giải Bạc:
- Thu hẹp khoảng cách số: Dự án Chuyển đổi số nâng cao năng lực quản lý hiến máu tình nguyện và đảm bảo an toàn truyền máu
- Giải pháp số xuất sắc: Trung tâm điều hành thông minh IOC của VNPT
- Sản phẩm số xuất sắc: Hệ thống giám sát sâu rầy thông minh Rynan
- Nền tảng số xuất sắc: Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA
Giải Đồng
- Thu hẹp khoảng cách số: Phần mềm sổ thu chi MISA.
- Giải pháp số xuất sắc: Nền tảng ứng dụng điện toán đám mây cho camera VNG Cloud
- Sản phẩm số xuất sắc: Hệ thống điều hành dữ liệu DOC Viettel
- Nền tảng số xuất sắc: Bản đồ số Map4D của IOTLink
XM/Báo Tin tức
Vận dụng sáng tạo, đổi mới cách tuyên truyền chính sách dân tộc trong tình hình mới
Vận dụng sáng tạo, đổi mới cách tuyên truyền chính sách dân tộc trong tình hình mới

Theo Ủy ban Dân tộc, công tác tuyên truyền chính sách dân tộc trên các phương tiện truyền thông thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, tạo ra những thay đổi đáng kể về nhận thức, thái độ, hành vi của người dân sống ở vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền thời gian tới cũng cần thay đổi để thích ứng với tình hình mới hiện nay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN