Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu có phải do vỡ quỹ hưu trí?

Độ tuổi nghỉ hưu được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố như hiệu quả nhân lực, năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, bình đẳng giới…

Thời gian qua, vấn đề về tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Đây không phải là vấn đề mới, nội dung này đã được đặt ra nhiều lần trong quá trình soạn thảo Luật Bình đẳng giới năm 2007, Luật Lao động năm 2012, Luật BHXH năm 2014.

Tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động vì nhiều yếu tố. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN

Trong lần sửa đổi Luật Lao động lần này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục đề cập tới việc tăng độ tuổi nghỉ hưu của người lao động.

Trả lời về vấn đề này trong phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2018, ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, không có chuyện đến năm 2025 mất cân đối quỹ hưu trí nên phải tăng tuổi nghỉ hưu. Các số liệu tính toán trước đây là không chính xác. Theo tính toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến thời gian quỹ hữu trí kéo dài lên rất nhiều, do vậy không có trường hợp này.

Bảo Hiểm xã hội Việt Nam cũng tham gia xây dựng đề án về tuổi nghỉ hưu. Theo đó, độ tuổi nghỉ hưu được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố, không chỉ liên quan riêng tới quy bảo hiểm. Ví dụ như các yếu tố hiệu quả nhân lực, năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, bình đẳng giới…

H.V/Báo Tin tức
Nợ bảo hiểm xã hội có xu hướng tăng
Nợ bảo hiểm xã hội có xu hướng tăng

Tính đến cuối tháng 3/2018, tổng nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trên toàn quốc là gần 12.960 tỉ đồng, trong đó nợ BHXH gần 10.000 tỉ đồng, nợ bảo hiểm y tế (BHYT) 2.000 tỉ đồng, nợ bảo hiểm thất nghiệp là hơn 960 tỷ đồng. Trong khi tính đến cuối năm 2017, số tiền nợ các loại bảo hiểm chỉ là 5.737 tỷ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN