Các địa phương tăng tốc phát triển kinh tế, chú trọng xây dựng Đảng

Tại hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XVII diễn ra ngày 4/12, các đại biểu thảo luận, góp ý vào Dự thảo (lần 1) Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Chú thích ảnh
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Tại hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XVII diễn ra ngày 4/12, các đại biểu thảo luận, góp ý vào Dự thảo (lần 1) Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030, thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025...

Năm 2025, Hải Dương tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Tỉnh ủy Hải Dương đề nghị, cấp ủy các cấp chỉ đạo và tổ chức quán triệt, triển khai học tập, sơ kết, tổng kết nghiêm túc nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và Tỉnh ủy đảm bảo hiệu quả, chất lượng; tuyên truyền đấu tranh, phản bác quan điểm, luận điểm sai của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị; làm tốt công tác nắm bắt, phản ánh, định hướng dư luận xã hội...

Hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Tỉnh ủy Hải Dương yêu cầu, cấp ủy các cấp làm tốt công tác nhân sự, công tác bảo vệ chính trị nội bộ; kiểm tra, hướng dẫn cấp ủy cơ sở thực hiện quy trình công tác chuẩn bị nhân sự, chỉ đạo đại hội các chi bộ trực thuộc.

Cấp ủy các cấp đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” theo chỉ đạo của Trung ương. Đồng thời, quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ, nhất là cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp, sáp nhập, kiện toàn lại tổ chức bộ máy.

Thời gian tới, cấp ủy các cấp tiếp tục xây dựng, thực hiện tốt cuộc kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; giải quyết hiệu quả đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Tỉnh ủy Hải Dương tiếp tục lãnh đạo chỉ đạo Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy và cơ quan, ban, ngành của tỉnh, trọng tâm là các ngành khối nội chính triển khai chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; triển khai đồng bộ, hiệu quả giải pháp, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí; thực hiện nghiêm quy định tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn thư đảm bảo đúng quy định.

Hải Dương tiếp tục thực hiện hiệu quả Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh, Quy chế tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh; đề án “Xây dựng chính quyền xã, phường, thị trấn thân thiện, vì nhân dân phục vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2024 - 2030”.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội; tuyên truyền thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”; chú trọng nâng cao chất lượng phong trào thi đua, cuộc vận động...

Năm 2024, Hải Dương kết nạp được 1.702 đảng viên mới và thành lập 3 tổ chức đảng trong doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Cấp ủy các cấp kiểm tra 1.730 đảng viên và 1.350 tổ chức đảng; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với một tổ chức đảng và 26 đảng viên; giám sát chuyên đề đối với 1.317 đảng viên, 703 tổ chức đảng; thi hành kỷ luật 527 đảng viên, 7 tổ chức đảng…

Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp các cơ quan nội chính tỉnh rà soát, đưa vào diện theo dõi liên ngành 5 vụ việc, vụ án phức tạp xảy ra tại tỉnh.

Tổng số vụ án, vụ việc tính đến 31/10/2024 thuộc diện theo dõi liên ngành là 13 vụ án, vụ việc; đã giải quyết dứt điểm, đưa ra khỏi diện theo dõi 5 vụ án, vụ việc...

Quảng Bình: Đạt và vượt 20/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chú thích ảnh
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN

Sáng cùng ngày, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 20 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, công tác xây dựng Đảng năm 2024. Đồng thời, đề ra giải pháp trọng tâm thực hiện trong năm 2025.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang cho biết, năm 2024 được xác định là năm bứt phá, tăng tốc, có ý nghĩa quyết định thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024 còn khó khăn, hạn chế.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang đề nghị, các đại biểu trên cơ sở đánh giá một cách khách quan và toàn diện kết quả đạt được cũng như khuyết điểm, hạn chế, vấn đề còn tồn đọng, chỉ tiêu không đạt, nhất là trong công tác chỉ đạo, điều hành. Xác định rõ nguyên nhân chủ quan của hạn chế, khuyết điểm để thấy rõ hơn trách nhiệm của tập thể, cá nhân, từ đó, xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm 2025, phấn đấu hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Năm 2025, Quảng Bình chú trọng giải pháp, nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản, sản xuất, thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động mất việc làm và doanh nghiệp gặp khó khăn. Đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản... góp phần giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các đơn vị, địa phương theo dõi, kịp thời tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, hạ tầng đô thị. Đồng thời tiếp tục phát triển hạ tầng số, hạ tầng thương mại điện tử, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ứng phó biến đổi khí hậu...; tập trung giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế. Trong đó, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả kế hoạch, cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; chuyển mạnh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Tỉnh triển khai giải pháp quyết liệt nhằm huy động mọi nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành Công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chế biến, chế tạo. Đồng thời, bám sát tiến độ, tháo gỡ khó khăn dự án công nghiệp trọng điểm, có vai trò quan trọng đưa vào hoạt động trong năm 2025 và sớm hoàn thành, đưa vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1.

Năm 2024, tỉnh Quảng Bình đạt và vượt 20/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội so với kế hoạch đề ra, nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 7,18%. GRDP bình quân đầu người đạt 65,6 triệu đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước thực hiện hơn 6.960 tỷ đồng, vượt 14% so với dự toán địa phương, tăng gần 22% so cùng kỳ.

Tuy bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 6, song tính chung cả năm, ngành Nông nghiệp vẫn đạt giá trị tăng trưởng 3,02% (năm 2023 đạt 2,78%). Ngành Du lịch triển khai hiệu quả hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Tổng lượt khách đạt 5,2 triệu lượt, tăng 15,3% so với năm 2023.

Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Cấp ủy, chính quyền triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án, nhất là dự án hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm. Số hộ nghèo giảm 2.103 hộ.

Mạnh Tú - Tá Chuyên (TTXVN)
Sơn La đảm bảo công tác quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng
Sơn La đảm bảo công tác quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng

Ngày 2/12, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025"; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở Đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở"; Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 25/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Phát triển đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, hợp tác xã tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021 - 2025".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN